HỒ
NGỌC CẨN
Quyết chiến, cùng dân giữ tỉnh nhà
Trả thù,
giặc cộng bắt ông ra
Cần Thơ bịt mắt đem hành quyết
"Cứ giết nhưng đừng
bịt mắt ta
Để ta nhìn nước, dân lần cuối"
Anh hùng muôn thuở sử hùng
ca!
Ngô Minh Hằng
Đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước
khi bị Cộng Sản hành hình:
"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không
kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các
anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến
đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết
tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh
muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo Cộng Sản. Việt Nam Muôn
Năm".
Nhân danh lòng yêu nước, nhân danh lý tưởng công
bằng xã hội... một người yêu nước Việt Nam lại đi bắn giết một người khác cũng
yêu nuớc Việt Nam, mà nói rằng mình tranh đấu cho Tổ Quốc Việt Nam?…”
ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN -
Nguyễn Văn Khậy -
Để giúp quý độc giả và quý chiến hữu có thêm
tài liệu đánh giá những chiến sỹ VNCH đã chiến đấu thế nào trong công cuộc chống
Cộng bảo vệ tự do đến giờ phút cuối cùng... như trường hợp Đại tá Hồ Ngọc Cẩn.
Bài do chính tác giả Nguyễn văn Khậy, viết và phục vụ dưới quyền Đại tá Hồ Ngọc
Cẩn trong lãnh vực chuyên môn tỉnh Chương Thiện trước năm 1975..
(Bài viết
được đăng trong Đặc San VÕ KHOA THỦ ĐỨC số 7 năm 2000).
ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN
Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu
Trưởng Chương Thiện
Tôi, Nguyễn văn Khậy được lệnh thuyên chuyển từ Sở Điện
cơ Cấp phát Ruộng đất (Land Distribution Computing Service chief) trực thuộc Bộ
Cải Cách Điền Địa và Phát Triển Nông Ngư Nghiệp Sàigòn đến bàn giao chức vụ
Trưởng Ty Điền Địa tỉnh Chương Thiện (Land Reform Service Chief in
Province).
Ngày 23-6-1973, một tuần sau khi tôi nhận nhiệm sở, Đại tá Hồ Ngọc
Cẩn từ Trung đoàn 15 Sư đoàn 9 Bộ Binh chuyển về thay Trung Tá Trần Duy Khang về
hưu trí tại Saigòn (Phú Nhuận). Tỉnh Chương Thiện (thị xã Vị Thanh) nằm trong
quân khu IV, của Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam Tư lệnh Quân đoàn IV.
Suốt hai
năm phục vụ dưới quyền Đại tá Hồ Ngọc Cẩn gồm các Ty sở chuyên môn và Hành chánh
cũng như Quân sự, tôi còn nhớ mãi ghi ra đây như dòng tâm tư của người tỵ nạn
còn âm hưởng những vươn rải đau thương, ẩn tàng tâm trí ngày đêm...
Ngưỡng
mộ Anh Hồ Ngọc Cẩn như người anh cả trong quân sự và hành chánh.
Hồ Ngọc Cẩn
sanh ngày 24 tháng 3 năm 1938 tại Cần Thơ. Tánh tình hiền hậu, giản dị, trầm
tĩnh, ít nói. Anh xuất thân là Thiếu sinh quân (Đệ Nhất Quân Khu Gia
Định).
Năm 1962, anh tốt nghiệp khóa Sĩ quan Đặc biệt với cấp bậc Chuẩn úy.
Sau khi ra trường, Hồ Ngọc Cẩn theo học khóa huấn luyện Biệt Động Quân (BĐQ),
rồi thuyên chuyên về phục vụ khu 42 Chiến thuật với chức vụ khiêm tốn: Trung đội
trưởng. Lãnh thổ nầy gồm có các tỉnh Cần Thơ (Phong Dinh), Chương-Thiện (Vị
Thanh), Ba-Xuyên (Sóc Trăng), Bạc-Liêu và Cà-Mau (An Xuyên).Năm 1966, Đại úy Hồ
Ngọc Cẩn, Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 1/33 SĐ 21 Bộ Binh, nổi tiếng qua bài :”Ngũ
Hổ U Minh Thượng” của tác giả Yên -Tử cư sỹ Trần Đại Sỹ. (Viết và đăng trong Tự
Do Dân Bản số 77 ngày 15-3-2000)
Ngũ hổ là:
Đại úy Hồ Ngọc Cẩn: Tiểu đoàn Trưởng
1/33
Thiếu tá Lư Trọng Kiệt: Tiểu đoàn Trưởng TĐ 42
Thiếu tá Nguyễn văn
Huy: TĐT - TĐ 44 BĐQ.
Thiếu tá Lê văn Hưng: Tiểu đoàn trưởng TĐ 2/31
Đại
úy Dương văn Trổ: Tiểu đoàn Trưởng TĐ 3/33.
Trong ngũ hổ nầy thì Thiếu tá Kiệt kém may
mắn, tuẫn quốc năm 1967. Ngày 30-4-74 Thiếu Tướng Lê văn Hưng Tư lệnh Phó Quân
khu IV tự tử, Đại tá Hồ Ngọc Cẩn bị xử bắn. Duy còn Đại tá Dương văn Trổ làm
Tỉnh Trưởng tỉnh Kiên Giang (Rạch Giá), hiện định cư tại Houston Texas Hoa kỳ.
Còn anh Nguyễn văn Huy ghi nhận chưa được.
Là sĩ quan gan dạ binh chủng BĐQ, anh Hồ Ngọc
Cẩn tham gia hầu hết các trận đánh lớn nhỏ tại miền Tây. Đơn vị anh tìm và diệt
địch trong mọi tình huống, một thời gây biết bao khiếp đảm cho giặc. Uy danh Đại
úy Hồ Ngọc Cẩn, Tiểu đoàn Phó Tiểu đoàn 42 BĐQ, “Cọp Ba Đầu Rằng” vang lừng một
thuở. Sau đó, anh nắm chức Tiểu đoàn Trưởng đánh trận để đời là tiêu diệt toàn
bộ Tiểu đoàn 514 cơ động Việt cộng tại Mỹ Tho (Tiền Giang), bắn chết 320 tên,
bắt sống 176 tên, chính chiến công nầy anh được Tổng thống Johnson tưởng thưởng
huy chương và Thống tướng Wesmoreland thay mặt Tổng thống Mỹ trao tặng.
Năm 1972, nhờ lập chiến công tại chiến trường An
Lộc anh là Trung Đoàn trưởng Trung Đoàn 15, SĐ 9 BB.
6/1973: vinh thăng Đại
tá, làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu trưởng tỉnh Chương Thiện cho đến ngày mất
nước.
Về địa lý tỉnh Chương Thiện gồm: 4 quận với 32
xã.
Xã Vị Thanh hay thị xã Vị Thanh, quận Đức Long là trung tâm Thị trấn
tỉnh Chương Thiện thời bấy giơ, thuộc quân khu IV. Đây là khu trù mật thành công
và hoàn chỉnh nhất thời Đệ I Cộng hòa của miền Nam Việt Nam. Nó cũng là “cái ổ’
của Việt cộng nằm vùng. Người ta thường nói Vị Thanh-Hỏa Lựu đi đôi với nhau, vì
sự bình định phát triển nông thôn, đời sống dân chúng sung túc ruộng vườn của
200.000 nông dân, quân cán chính trú đóng phát triển đủ mọi mặt: kinh tế, xã
hội, văn hóa v..v.
Trên bản đồ quân sự 1/25.000 thì tỉnh Chương
Thiện nằm giữa trung tâm 3 tỉnh Cần Thơ, Ba Xuyên và Rạch Giá cách nhau 60 km
đường chim bay từ mỗi tỉnh lỵ. Một con đường Liên tỉnh lộ 32 nối liền thành phố
Cần Thơ - Vị Thanh dài 60 km, dẫn dọc theo Kinh xáng Xà-No vào thị xã Vị
Thanh.
Dưới quyền Đại tá Hồ Ngọc Cẩn gồm nhiều sĩ quan cấp Tá, tôi nhớ xin
ghi ra đây, sau 25 năm xa vắng cố hương, kẻ mất người còn !.
Thiếu tá Trịnh Tấn Tiếp: Quận trưởng quận Kiến
Thiện.
Thiếu tá Nguyễn văn Bình: Quận trưởng quận Đức Long (Long
Mỹ).
Thiếu tá Võ văn Phúc: Quận Trưởng quận Kiến Bình.
Thiếu tá (không nhớ
rõ): Quận Trưởng quận Kiên Hưng.
Vị Tham Mưu Phó là Thiếu tá Võ văn Thời, anh
cũng là người trực tiếp chỉ huy mặt trận tại ngã ba Vĩnh Tường đến 10 giờ sáng
ngày 02-5-75, mới buông súng.
Xã Vĩnh Tường nằm trên Liên tỉnh lộ Cần Thơ-Vị
Thanh, ngã ba tẻ vào Long Mỹ và ngả về Thị xã Vị Thanh. Áp lực địch rất mạnh
quyết sống chết để cắt đứt tiếp viện từ Cần Thơ vô và từ Chương Thiện ra. Được
biết chắc Thiếu tá Thời bị thương ở chân, nhưng nghe chạy được về Cần Thơ, nay
không rõ tông tích ra sao?.
Hai vị Thiếu tá Tiếp và Phúc mỗi khi đi công tác
tỉnh, Sư đoàn là kéo tôi theo vì trước Ty Điền Địa, dọc Kinh xáng Xà No là bãi
đáp trực thăng. Ân tình thâm sâu khi hai anh còn phục vụ tại Tiểu khu và Bộ Tư
lệnh Sư đoàn 21 Bộ Binh. Được biết ngày 30-4-75 cả hai anh về tỉnh bằng tác ráng
bị B 40 Việt cộng phục kích trên sông rạch. Địa điểm ghi không được. Riêng Thiếu
tá Nguyễn văn Bình còn độc thân, xuất thân từ Võ bị Đalạt, sau trận chiến ngày
02-5 thoát chạy về gia đình ở Cần Thơ. Và cũng vô âm bặt tín cho đến nay.
Riêng tại các xã, các vị xã trưởng bị xử tử tại
địa phương. Tôi nhớ Xã trưởng Nguyễn văn Mây, xã Hỏa lựu (quận Đức Long), xã
Ninh Bình (quận Kiến Thiện), Xã trưởng Vĩnh Tường anh Huỳnh văn Bon, xã Vĩnh
Tường là đường huyết mạch, lối 3 giờ chiều Việt cộng thường phục kích công xa và
quân xa, nên anh Bon rơi vào số phận hẫm hiu chung không ai lấy làm lạ. Đặc biệt
Xã trưởng Vị Thanh, Ông Khưu văn Kỉnh thì an nhiên tự tại chỉ bị bắt giam tại ty
Cảnh sát Chương Thiện như đa số khác. Cùng rất nhiều vị xã trưởng khác tôi không
ghi ra hết được. Họ là những thành phần Hạ sĩ quan phục vụ tại địa phương xã
nhà, hy sinh vì chánh nghĩa quốc gia đến ngày chót. Ghi nhận để lịch sử vinh
danh họ.