Sai Lầm Nghiêm Trọng chưa Từng Thấy Trong Lịch Sử

Sai Lầm Nghiêm Trọng Chưa Từng Thấy Trong Lịch Sử
 
 (Bài Thứ I)
Trần Quốc Kháng
 
"Chính sách của Mỹ tại VN, đã mắc phải nhiều sai lầm nghiêm trọng từ năm 1960 đến năm 1968. Chúng ta đã không nhận ra, chiến tranh VN là chiến tranh xâm lăng từ miền Bắc [do Nga Tàu điều khiển] chứ không phải là cuộc "cách mạng" do dân chúng miền Nam nổi dậy. Chúng ta đã không tiên liệu được những hậu quả tai hại xẩy ra, sau khi RA LỊNH đảo chánh vị tổng thống ĐÁNG KÍNH và CÓ NHIỀU KHẢ NĂNG Ngô Đình Diệm".
 
(Tổng Thống R. Nixon, "Real Peace")
*
 
Tính đến đầu tháng 11.1998 thì 35 năm trời đã trôi qua -- kể từ ngày Tổng Thống Ngô Đình Diệm vị quốc vong thân. Nhân ngày giỗ Người quá cố, chúng tôi cảm thấy bùi ngùi khi nhớ lại đoạn văn nêu trên của Tổng Thống Richard Nixon trong cuốn "Real Peace". Càng ngày sự thật càng sáng tỏ, trong lịch sử hiện kim, TT Ngô Đình Diệm là người có công rất lớn đối với đất nước VN và là "đồng minh thân thiết" của Hoa Kỳ, nhưng lại bị chính Hoa Kỳ chủ mưu lật đổ. Đây là lỗi lầm nghiêm trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại VN.
 
Hệ quả là sau biến cố 1963, uy tín của Hoa Kỳ bị tổn thương trầm trọng. Ngay cả chế độ phi nhân Việt Cộng hiện nay, mặc dù gian xảo khôn lường, đã van xin được bang giao với Hoa Kỳ, nhưng vẫn sợ "run như cầy sấy". Hai bên không tin tưởng nhau thì làm sao mà hợp tác kinh doanh, hay hợp tác quân sự? Chứng cớ là thượng tuần tháng 11.98 vừa rồi, tờ "Nhân Dân" của VC hoảng hốt kêu gọi "các đồng chí công an, cán bộ và bộ đội" cần đề cao cảnh giác hoạt động của CIA -- đang gia tăng nỗ lực tình báo -- mưu toan thực hiện "diễn tiến hoà bình"!
 
Nhìn lại chính sách của Hoa Kỳ tại VN thì quả thật, "vàng thau lẫn lộn". Trong đó, việc chủ mưu lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm để "MỸ HOÁ Chiến Tranh" là điều sai lầm trầm trọng nhất.
 
Vàng Thau Lẫn Lộn
 
Tại VN, từ 1954 đến 1962, uy tín của Hoa Kỳ sáng chói. Điểm son hàng đầu là việc Hoa Kỳ, tích cực ủng hộ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Nhờ có Hoa Kỳ góp phần, Chính Phủ Ngô Đình Diệm đã đem lại thanh bình, tự do và cuộc sống ấm no cho dân chúng miền Nam qua các chương trình kiến thiết và phát triển kinh tế.
 
 Sau đó, Hoa Kỳ đã đem quân trực tiếp tham chiến, ngăn chặn đoàn quân "Mông Cổ Mác-Lênin" [Nga Tàu là hai kẻ đầu xỏ, Việt Cộng là tay sai đắc lực] xâm lăng VNCH. Mặc dù phía Cộng Sản đả kích dữ dội, nhưng trên nguyên tắc, ai cũng thấy đây là hành động "nghĩa hiệp" của Hoa Kỳ.
 
Trong lãnh vực nhân đạo, có 2 lần Hoa Kỳ đã cứu giúp dân chúng VN tỵ nạn Cộng Sản. Lần thứ nhất là năm 1954, có khoảng 1 triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam. Lần thứ 2, sau khi miền Nam thất thủ năm 1975, tổng cộng có khoảng 1.5 triệu người đã được định cư ở Hoa Kỳ.
 
Đó là những vết son sáng chói, ngàn đời sẽ lưu trong sử sách. Tuy nhiên, lòng người tin tưởng bao nhiêu thì thất vọng chừng ấy:
 
·        Năm 1963, chính quyền Kennedy đã chủ mưu, mua chuộc nhóm "Tướng Tá Phản Loạn", sử dụng bạo lực, lật đổ chính phủ TT Ngô Đình Diệm để "MỸ HÓA Chiến Tranh".
 
·        Năm 1972, chính quyền Nixon làm ngược lại, "VN Hoá Chiến Tranh" để dọn đường cho quân đi Hoa Kỳ rút lui khỏi chiến trường.
 
·        Năm 1973, Hoa Kỳ ép buộc VNCH ký kết "Hiệp Định Ba-Lê" để "tẩu vi thượng sách".
·        Năm 1975, Hoa Kỳ cắt đứt viện trợ và bỏ rơi VNCH trong khi đoàn quân "Mông Cổ Mác-Lênin", bất chấp "Hiệp Định Ba-Lê", công khai xâm chiếm miền Nam.
 
·        Năm 1992, chính quyền Clinton thiết lập bang giao với chế độ gian manh Việt Cộng.
 
Qua những sự kiện lịch sử kể trên, uy tín của Hoa Kỳ bị tổn thương. Trên trang 2 của cuốn hồi ký "No More VietNams", Tổng Thống Nixon đã xác nhận:
"...Tháng 4.1975, bộ đội Bắc Việt lái chiến xa của Liên Sô trên đường phố Sài Gòn. Đó là dấu hiệu báo trước cho thể chế độc tài, phi nhân và cảnh lầm than của dân chúng Đông Dương. Đó còn là biểu tượng của sự bất lực -- thiếu ý chí quyết liệt của Hoa Kỳ. Đó là chiến thắng của đế quốc Liên Xô bạo tàn, muốn xâm lăng và đô hộ các nước khác. Thảm cảnh đàn ông, đàn bà và trẻ con -- trước kia từng tin tưởng vào chúng ta -- nay tuyệt vọng, tay sách nách mang, chạy tán loạn trước sức xâm lăng của Cộng Sản. Đó lại còn là biểu tượng của sự thất bại và phản bội của người Mỹ -- chưa hề xẩy ra trong lịch sử".


 
Sai Lầm Nghiêm Trọng Chưa Từng Thấy Trong Lịch Sử
 
Năm 1963, chính quyền Kennedy đã sai lầm trầm trọng khi chủ mưu lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm -- chính phủ Dân Chủ Tự Do, hoàn toàn hợp hiến, hợp pháp, mà Hoa Kỳ đang chính thức bang giao.
 
Đúng như sử gia Hoàng Ngọc Thành đã viết: "Tài liệu MẬT, lâu ngày sẽ hết MẬT". Vì vậy, sau hàng chục năm trôi qua, hầu hết những bí mật về biến cố 1963, đã được tiết lộ hay bị phát giác. Dẫn thượng trong công trình soi sáng sự thật qua tài liệu mật là cuốn "Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm". Tác phẩm này do ông Hoàng Ngọc Thành biên soạn.
 
Nhiều cuốn khác, như hai cuốn hồi ký "Real Peace" và "No More Vietnams" của TT Richard Nixon; cuốn "The Year Of The Hare" của giáo sư Fransis Winters; cuốn "VN Chính Sử" của LS Nguyễn Văn Chức... và cuốn "Bên Giòng Lịch Sử VN" của Linh Mục Cao Văn Luận, đã đóng góp không nhỏ, giúp độc giả tìm hiểu sự thật trong lịch sử. Có 3 sự thật lịch sử quan trọng trong thời Đệ Nhất Cộng Hoà:
 
Sự thật thứ nhất: Chính quyền Kennedy đã chủ mưu, mua chuộc phe nhóm "Tướng Tá Phản Loạn", sử dụng bạo lực, thực hiện cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963, lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm.
 
Sự thật thứ 2: Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người Quốc Gia Chân Chính, có lòng ái quốc, có khả năng lãnh đạo, có đức độ và có công rất lớn đối với đất nước. Mặc dù trong thời gian cầm quyền, TT Ngô Đình Diệm có nhiều khuyết điểm, nhưng xét cho cùng, Ông vẫn là người DUY NHẤT TRONG LỊCH SỬ VN -- từ thời Pháp thuộc đến nay -- đã đem ánh sáng Dân Chủ Tự Do và đời sống tươi thắm cho dân chúng trong 9 năm cầm quyền.
 
Sự thật thứ 3: "Pháp Nạn 1963" chỉ là thảm kịch do bọn "Vẹm Sư" Thích Trí Quang đạo diễn. Trong giai đoạn đầu, Hoa Kỳ đã chụp lấy cơ hội, hỗ trợ bọn "Vẹm Sư" Thích Trí Quang, xách động dân chúng biểu tình để nguỵ tao "chính nghĩa". Sang giai đoạn 2 -- sau khi TT Diệm bị lật đổ -- màn kịch "Pháp Nạn" bị dẹp tan. "Vẹm Sư" Thích Trí Quang đã bị tướng Nguyễn Ngọc Loan bắt giam.
Nếu hắn không khóc lóc thảm thiết và quỳ lậy tướng Loan -- trên chuyến phi cơ dẫn độ về Sài Gòn -- thì chuyện gì xẩy ra? Tướng Loan đã tính áp dụng chiến thuật "đi với Bụt mặc áo Cà Sa, đi với MA mặc áo giấy", quẳng gã "Vẹm Sư" này xuống biển -- vì đương sự can trọng tội, làm tay sai cho Cộng Sản, gây rối loạn ở miền Nam. Trong thời gian này, các Phật Tử Chân Chính đều cảm thấy bất mãn khi chứng kiến nhóm "Vẹm Sư" bầy "Bàn Thờ Phật" trên đường, bên cạnh cống rãnh -- vừa cản trở giao thông, vừa phỉ báng Phật Giáo.
 
Trở lại Sự Thật Thứ Nhất nêu trên thì trong cuốn "Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm", từ trang 209 đến trang 369, sử gia Hoàng Ngọc Thành đã nêu lên đầy đủ chứng cớ, cho thấy chính quyền Kennedy đã 2 lần, thực hiện âm mưu lật đổ TT Ngô Đình Diệm.
 
Lần thứ nhất được thực hiện vào hạ tuần tháng 8.1963, nhưng thất bại.
Lần thứ 2 thì thành công vào ngày 1.11.1963.
 
Sau khi dẫn chứng về vụ điệp viên CIA Lucien Connein trao 3 triệu đồng cho nhóm tướng tá "Phản Loạn", trên trang 517 ông Thành kết luận:
"Điều chắc chắn là chính quyền Kennedy đã chi tiêu rất nhiều tiền vào việc đảo chánh hơn là số tiền 3 triệu đồng VN, tức chỉ 4 ngàn Mỹ Kim".
 
Sang trang 520, độc giả tìm thấy bằng cớ xác thực hơn. Đó là công điện của đại sứ Cabot Lodge, gởi về Hoa Kỳ cho cố vấn an ninh Bundy ngày 30.10.1963 -- nguyên văn bằng tiếng Mỹ như sau:
 
"As to request from the Generals, they may well have need of funds at last moment with which to buy off potential opposition. To the extent that these funds can be passed discreetly, I beleive we should furnish them, provided we are convinced that the proposed coup is sufficiently well organized to have a good chance of success".
 
Lược dịch: "Theo lời yêu cầu của các tướng lãnh thì vào phút cuối, họ rất cần tiền để mua chuộc những người có khả năng chống đối. Lúc số tiền được bí mật chuyển giao thì tôi tin tưởng là chúng ta nên cung cấp cho họ khi nhận thấy kế hoạch đảo chánh được tổ chức chu đáo, có cơ hội thành công".
 
Trong cuốn "The Year Of The Hare" thì trên trang số 3, tiến sĩ Fransis Winters cũng đã xác nhận, TT Kennedy đã chủ mưu lật đổ TT Ngô Đình Diệm:
"QuyẾt ĐỊnh cỦa TT Kennedy, xách đỘng đẢo chánh vào ngày 29.8.1963 và trỰc tiẾp điỀu khiỂn trong 2 tháng đỂ lẬt đ TT Ngô Đình DiỆm -- mẶc dù TT Kennedy đã biẾt rõ, chẲng ai có khẢ năng lãnh đẠo hơn ông DiỆm ÐỂ Thay thẾ -- điỀu này đã làm nhỮng ngưỜi bình luẬn thỜi cuỘc khó hiỂu vô vùng".
 
Trong cuốn "No More Vietnams", trên trang 44, TT Nixon đã viết:
 
"Chúng ta đã phạm lầm lỗi thứ 3 tại VN trong năm 1963. Chính quyền  Kennedy đã làm cho người ta oán giận TT Diệm, qua việc xách động và yểm trợ cuộc đảo chánh lật đổ chính phủ của Ông ta. Kết quả đáng khinh bỉ là việc sát hại ông Diệm để khởi đầu cho giai đoạn khủng khoảng chính trị, bắt buộc chúng ta phải gởi quân đi vào VN tham chiến".
 
Thật ra, còn rất nhiều bằng cớ. Nhưng thiết tưởng, chừng đó dẫn chứng cũng đủ để chứng tỏ: Chính quyền Kennedy đã chủ mưu lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm. Hệ quả -- của chính sách sai lầm -- trước tiên là uy tín của Hoa Kỳ bị tổn thương và miền Nam VN bị rối loạn. Đây còn là cơ hội "ngàn năm một thuở" cho Cộng Sản lan tràn. Không những dân chúng VN sa vào bể khổ, mà chính Hoa Kỳ cũng gánh chịu rất nhiều thiệt hại vì sự sai lầm trầm trọng này:
Hơn 58 ngàn quân nhân Mỹ tử trận. Hàng chục ngàn quân nhân khác bị tàn phế, hoặc mất tích. Từ 1963 đến 1973, mỗi năm Hoa Kỳ đã tốn hàng tỷ Đô-La cho cục chiến dài nhất lịch sử. Các hãng kỹ nghệ quốc phòng Mỹ kiếm được bao nhiêu tỷ Đô-La? Chính quyền Hoa Kỳ đạt được mục tiêu chiến lược nào mà dân chúng Hoa Kỳ phải gánh chịu nỗi bất hạnh trầm trọng như thế?
 
Tiếp theo, đến tháng 4.1975, đoàn quân "Mông Cổ Mác-Lênin" đã xé bỏ Hiệp Định Ba-Lê, công khai xâm chiếm miền Nam. Hoa Kỳ bất chấp các văn kiện ký kết, cúp viện trợ và bỏ rơi VNCH. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Hoa Kỳ đã lui quân trước họng súng xâm lăng của Quốc Tế Cộng Sản -- nếu không muốn nói là Hoa Kỳ thất trận ở VN.


 
Người Có Công Lớn Nhất Trong Lịch Sử Cận Đại
 
 Nhiều người chê trách chế độ Ngô Đình Diệm là "quan liêu, độc tài... và gia đình trị". Bọn gian manh còn buộc tội Ông là "đàn áp Phật Giáo, là Việt gian, là tay sai cho Mỹ". Nhưng sự thật, từ thời Pháp Thuôc đến nay, Ông vẫn là người duy nhất trong lịch sử cận đại đã đem ánh sáng Dân Chủ Tự Do và đời sống tươi thắm cho dân chúng trong 9 năm cầm quyền -- mặc dù Ông không tránh khỏi những sơ xuất trong thời gian ấy. Nếu quý vị nào biết người nào khác trong lịch sử cận đại, đã tạo dựng sự nghiệp "ích quốc lợi dân" hơn ông Diệm, xin nêu lên với bằng cớ xác thực trước công luận. Chúng tôi xin tri ân và đính chính, nếu nhận thấy mình lầm lẫn.
 
Ngược dòng lịch sử thì thấy ngay sự thật: Năm 1932, sau khi du học ở Pháp, Hoàng Tử Vĩnh Thuỵ về nước, lên ngôi Hoàng Đế, niên hiệu là Bảo Đại. Năm 1933, nội các mới của Nhà Vua được thành lập ngày 2 tháng 5: "Tuần Vũ" Ngô Đình Diệm, "ông quan" 32 tuổi, nổi tiếng là "thanh liêm chính trực", được Nhà Vua bổ nhiệm làm "Thượng Thư Bộ Lại" -- tương đương với chức vụ Thủ Tướng. Trong khi tại chức, ông Diệm đòi hỏi Pháp phải thi hành Hoà Uớc 1884, trả lại chủ quyền Trung Kỳ và Bắc Kỳ cho VN. Đồng thời, ông Diệm đề nghị vua Bảo Đại cải cách hệ thống hành chánh để VN có ngân sách riêng, có quân đội riêng. Sau 2 tháng, việc giành lại chủ quyền cho 2 miền Bắc và Trung không thành, ông Diệm từ chức. Có nghĩa là Ông đã từ bỏ quyền hành bao la, từ bỏ bổng lộc cao sang, xuống làm người dân Việt bình thường. Điều này chứng tỏ, ông Diệm xem địa vị, danh vọng và tiền tài như cỏ rác. Đối với Ông, "ích quốc lợi dân" mới là điều quý trọng. Điểm son sáng chói này, làm nhiều người kính phục, mở đầu cho sự nghiệp chính trị lẫy lừng của Ông sau này.
 
Chuyện "ông quan Thượng Thư" từ bỏ quyền cao chức trọng làm nhiều người liên tưởng đến chuyện trái ngược mà Hồ Chí Minh đã làm: Sau khi đi làm bồi tàu cho Tây, Hồ viết thư gởi Chính Phủ Pháp năm 1911, van xin được theo học trường Thuộc Địa -- với mong ước, được làm tay sai cho thực dân, cai trị dân chúng VN. Vì bản chất TÔI TỚ bẩm sinh không được thoả mãn, Hồ xoay sang làm tay sai cho Đệ Tam Quốc Tế và được dưỡng dục (nuôi nấng và dậy bảo) ở bên Nga Sô. Nhờ vậy, họ Hồ -- xuất thân là gã bồi tàu cho Tây -- trở thành bạo chúa, chiếm được miền Bắc năm 1954.
 
Trong khi ấy, theo lời mời của vua Bảo Đại, ngày 7.7.1954, ông Diệm về nước chấp chánh với chức vụ Thủ Tướng chính phủ. Ông phải đương đầu với trình trạng vô cùng hỗn loạn tại miền Nam: Pháp và tay sai phá hoại. Phiến loạn Bình Xuyên và các lực lượng giáo phái lộng hành. Chúng cấu kết với nhau, cố ý gây rối loạn để ông Diệm phải "cuốn gói" đi khỏi miền Nam .
Nhưng không! Mặc dù "tứ bề thọ địch", chính phủ Ngô Đình Diệm đã làm nhiều người ngỡ ngàng trước những thành công lẫy lừng trong mấy năm liên tiếp:
 
·             Dẹp tan tệ trạng "nhị thập sứ quân" vô cùng rối loạn ở miền Nam, để thống nhất chủ quyền quốc gia.
·             Cứu giúp và định cư cho một triệu đồng bào miền Bắc, di cư vào Nam tỵ nạn Việt Cộng.
·             Giành lại TOÀN VẸN chủ quyền quốc gia khi tuyên bố, rút ra khỏi “Liên Hiệp Pháp”. Nền Cộng Hòa -- thể chế Dân Chủ Tự Do đầu tiên trong lịch sử VN -- đã đến với dân tộc chúng ta ngày 26-10-1955. Từ đó, Quốc Gia VN trở thành VN Cộng Hòa.
 
·             Cải tổ toàn diện Quân đội Quốc Gia để trở thành Quân Đội VNCH.
·             Cải tổ chương trình giáo dục, từ tiểu học đến đại học.
·             Nhiều trường học được xây cất. Điểm hình là trường trung Học Chu Văn An, trường trung học Nguyễn Trãi, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Trường Võ Bị Quốc Gia VN, Viện Đại Học Huế... và Viện Đại Học Cần Thơ.
·             Đem lại đời sống tươi thắm cho dân chúng miền Nam qua các chương trình kiến thiết quốc gia và phát triển kinh tế.
 
Khắp nơi trên thế giới, tất cả các chính khách đều nhìn nhận, TT Ngô Đình Diệm là chính trị gia xuất sắc nhất trong vùng Đông Nam Á. Vì hiểu rõ khả năng lãnh đạo và đức độ của TT Ngô Đình Diệm, phía Bạn cũng như phía Thù; phía Tư Bản Tây Phương cũng như phía Cộng Sản, đều tỏ lòng kính nể.
 
Trước nhất là phía Cộng Sản. Sau khi TT Diệm bị lật đổ, Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch mặt trận côn đồ -- mệnh danh là "Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam" -- đã hả hê tuyên bố:
 
"Hoa Kỳ đã làm một chuyện mà chúng tôi không thể nào làm nổi trong suốt 9 năm vừa qua. Chúng tôi không ngờ là vớ được món quà từ trên thiên đàng rơi xuống".
 
Năm 1995, khi phái đoàn Mc Namara đến HàNôi, Võ Nguyên Giáp đã phải nhìn nhận ông Diệm là người đức độ và có tầm nhìn xa hiểu rộng:
"Ông Diệm là người Quốc Gia chân chính, không bao giờ cho phép Hoa Kỳ chiếm quyền điều khiển chiến tranh VN -- vì việc này dẫn đến thất bại thảm khốc cho chính quyền Sài Gòn, Hoa Kỳ vàcác nước đồng minh".
Về phía Hoa Kỳ, như đã trích dẫn ở phần trên, TT Nixon đã nêu lên nhận xét:
 
"Chúng ta đã không tiên liệu được những hậu quả tai hại xẩy ra, sau khi RA LỊNH đảo chánh vị tổng thống ĐÁNG KÍNH và CÓ NHIỀU KHẢ NĂNG Ngô Đình Diệm".
 
Ngay cả TT Kenndy, cũng phải công nhận hai ông Diệm Nhu là hai người đã hết lòng với đất nước. Chứng cớ là tối hôm 2.11.1963, tại nhà nghỉ mát ở Rattlesnake Mountain, khi bà Mary Gimbel buộc tội hai ông Diệm Nhu là "bạo chúa" thì TT Kennedy bảo rằng:
 
"Không phải thế đâu, hai Ông ấy gặp hoàn cảnh khó khăn. Họ đã làm những điều tốt đẹp nhất cho xứ sở của họ".
Về phía vua Bảo Đại, khi mới bị truất phế, có tin cho rằng Ông bực bội, đả kích TT Diệm gay gắt. Nhưng sau khi bình tâm, hiểu rõ vấn đề, vị Cựu Hoàng này đã nhìn nhận ông Diệm là người yêu nước, bị sát hại vì không muốn miền Nam lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Trên trang 60 của cuốn "Những Ngày Cuối Cùng Của TT Diệm" ghi lại lời tuyên bố của vua Bảo Đại khi báo chí phỏng vấn:
 
 "Ông Diệm là người tôi tín nhiệm. Lúc đó thế lực của Pháp đã thất bại. Phía Cộng Sản đã được Liên Xô tích cực ủng hộ về mọi mặt, nên tôi khuyên ông Diệm tìm sự ủng hộ của Mỹ để ngăn chặn sự bành trướng của Cộng Sản. Việc ông ta lật đổ tôi là do sức ép của chính trị. Ông Diệm là người yêu nước, lúc trao quyền, tôi có yêu cầu ông ấy cam kết hai điều trước bàn thờ Thiên Chúa, vì ông ấy rất mộ Đạo, là phải giữ vững miền Nam và nếu không làm được sứ mạng ấy thì phải trao  lại quyền cho tôi. Nhưng rồi, ông ta chết khi thi hành nhiệm vụ. Dù sao, ông ta cũng cố sức giữ những lời cam kết ấy mà không được".
 
Nhìn lại sai lầm của Hoa Kỳ trong chiến tranh VN thì quả nhiên, lời tuyên bố của TT Diệm rất đúng:
 
"Nước Mỹ giàu mạnh và có nhiều điểm tốt. Nhưng sức mạnh đó KHÔNG CÓ NGHĨA là CÓ QUYỀN ra chỉ thị cho VN. Việt Nam hiện đang chống lại một cuộc chiến mà Hoa Kỳ chưa bao giờ có kinh nghiệm. Vậy thì đừng có ý kiến".
 
Trong cuốn "Bên Dòng Lịch Sử VN", Linh Mục Cao Văn Luận đã ghi lời tâm sự của TT Diệm khi hai người gặp nhau tại dinh Gia Long năm 1963:
"Tôi muốn võ trang đầy đủ cho Bảo An, Dân Vệ, Thanh Niên Chiến Đấu, Mỹ không chịu. Tôi muốn tăng cường quân đội, Mỹ từ chối không cung cấp vũ khí và phương tiện. Mỹ chỉ muốn đưa quân sang VN mà thôi".
 
Về phía Hoa Kỳ thì vào ngày 22.11.98, lần đầu tiên thư viện John F Kennedy đã cho phổ biến những cuốn băng ghi âm về cuộc nói chuyện của TT Kennedy -- có liên hệ đến biến cố 1.11.1963. Tài liệu cho thấy, sau khi TT Diệm và ông Nhu bị nhóm "Tướng Tá Phản Loạn" sát hại dã man thì vào ngày 4.11.63, ông Kennedy đã tỏ ra hối hận và nhìn nhận rằng:
 
"Chính Phủ Hoa Kỳ chịu tránh nhiệm nặng nề về cuộc đảo chánh này vì đã khởi đầu bằng một công điện gởi đi vào đầu tháng 8.1963, "Đề Nghị" một cuộc đảo chánh".
 
Khoảng 3 tuần lễ trước khi bị ám sát, Tổng Thống Kennedy nói tiếp trong cuối băng:
 
"Theo sự nhận xét của tôi thì công điện trên đã không được soạn thảo kỹ càng và đáng lẽ cũng không nên gởi đi vào ngày cuối tuần. Tôi cũng không nên chấp thuận điều này trước khi lắng nghe lý lẽ của phía phản đối cuộc đảo chánh".
 
Hối ấy, phía phản đối đảo chánh, dẫn đầu là phó TT Johnson; tham mưu trưởng Liên Quân là tướng Maxwell Taylor; bộ trưởng Tư Pháp R. Kenndy... và bộ trưởng Quốc Phòng Mc Namara. Còn phía khởi xuớng đảo chánh gồm có thứ trưởng đặc trách Chính Trị Averell Hariman... và đại sứ Cabot Lodge.
 
Chúng tôi thiết tưởng, chừng ấy chứng cớ cũng đủ làm tê liệt những luận điệu xảo trá -- trong mưu đồ xuyên tạc lịch sử của CSVN và tay sai -- nhằm bôi bác những người Quốc Gia Chân Chính mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm là mục tiêu chính yếu: Người có công rất lớn đối với đất nước VN. Vì chủ quyền Quốc Gia mà Ông bị sát hại năm 1963.
 
Khẳng định rằng, ngày 1.11.1963 là ngày Phản Loạn. Đây cũng là ngày đầu, bước chân vào thời kỳ "núi xương sông máu" trong cuộc chiến do quốc tặc Hồ Chí Minh và đồng đảng chủ xướng.
Sai Lầm Nghiêm Trọng Chưa Từng Thấy Trong Lịch Sử
 
(Bài Thứ II)
 
 Trần Quốc Kháng
 
Trong bài Thứ Nhất, chúng tôi đặt trọng tâm vào sai lầm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, xẩy ra tại VN năm 1963, với chủ đích, góp phần giúp các thệ hệ trẻ “tìm hiểu lịch sử để làm lịch sử”. Chủ đề, được tóm lược qua đoạn văn của Tổng Thống R. Nixon, viết trong cuốn “Real Peace”:
 
“Chính sách của Mỹ tại VN, đã mắc phải nhiều sai lầm quan trọng từ năm 1960 đến năm 1968. Chúng ta đã không nhận ra, chiến tranh VN là chiến tranh xâm lăng từ miền Bắc do Nga Tàu điều khiển chứ không phải là cuộc “cách mạng do dân chúng miền Nam nổi dậy”. Chúng ta đã không tiên liệu được những hậu quả tai hại xẩy ra, sau khi RA LỊNH đảo chánh vị tổng thống ĐÁNG KÍNH và CÓ NHIỀU KHẢ NĂNG Ngô Đình Diệm”.
 
Như vậy, nói ngắn gọn theo TT Nixon thì Hoa Kỳ không hiểu rõ “Bạn và Thù”. Không những thế, chính quyền Kennedy lại còn thẳng tay mua chuộc phe nhóm “Tướng Tá Phản Loạn”, lật đổ và sát hại TT Diệm cùng bào đệ của Ông. Vậy thì làm sao mà chiến thắng? Tổng Thống Nixon cũng đã khẳng định, Việt Cộng là đảng giặc gian manh, xảo trá khôn lường. Nên Hoa Kỳ giao thiệp với chúng, chỉ là chuyện “nuôi ong tay áo”.
 
Nhìn lại cuộc chiến VN thì rõ ràng, trên hình thức, Hoa Kỳ đã ỷ lại vào sức mạnh quân sự và kỹ thuật tân tiến, nên lãng quên Binh Pháp: Thượng sách là công tâm, trung sách là công lương, hạ sách là công đồn”.
 
Hoa Kỳ đặt trọng tâm vào việc “Công Đồn”: Lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm để “MỸ HOÁ chiến tranh”; ào ạt đem quân vào miền Nam tham chiến và cho phi cơ dội bom miền Bắc. Hoa Kỳ đã đạt được nhiều chiến thắng quân sự. Ngược lại, Hoa Kỳ cùng VNCH không chú trọng nhiều vào việc “Công Tâm” và “Công Lương”. Các hoạt động chiến tranh tâm lý và “Chiêu Hồi” của VNCH không đủ mạnh, mang tính cách “nhân đạo” nhiều hơn là “Công Tâm”. Các phi vụ Việt Mỹ, oanh tạc trên đường mòn tiếp liệu Hồ Chí Minh, chỉ ở mức độ “cầm chừng”. Mãi đến năm 1972, TT Nixon mới thực hiện việc “Công Lương” khi cho Hải Quân phong toả hải cảng Hải Phòng. Nhưng ông lại sử dụng cụm từ “Việt Nam hóa chiến tranh”. Cụm từ này đã góp phần làm lu mờ chính nghĩa chống Cộng của Quân Dân miền Nam. Vì nó mang hàm ý sai lầm: Cuộc chiến, tự nguyên thủy là của Hoa Kỳ”. Nhưng thật sự, trước đó 9 năm, chính quyền Kennedy đã chủ mưu lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm để “MỸ HÓA chiến tranh”. Có nghĩa là Hoa Kỳ đã chiếm quyền điều khiển và mang quân tham chiến ở VN.
 
Ngược lại với chiến lược của Hoa Kỳ thì Quốc Tế Cộng Sản áp dụng sách lược “ba mặt giáp công”, ưu tiên theo thứ tự: Thượng sách là công tâm, trung sách là công lương, hạ sách là công đồn”.
 
Ở trong nước, vì có sự hiện diện đông đảo của quân đội Mỹ, Cộng Sản đẩy mạnh chiêu bài “chống Mỹ cứu nuớc”. Chúng hô hào, máu ta còn quý hơn vàng; nhưng vì non nước sẵn sàng hy sinh”, nên đã lừa gạt được nhiều người nhẹ dạ.
 
Ở hải ngoại, Quốc Tế Cộng Sản mua chuộc bọn truyền thông thiên tả, hết năm nọ đến năm kia, trưng bầy hình ảnh và loan tin bất lợi cho VNCH và Hoa Kỳ, trong khi chúng dấu diếm những tội ác tầy trời của VC. Kết quả là Chính Nghĩa Chống Cộng tại miền Nam bị lu mờ. Càng ngày phong trào phản chiến càng lên cao. Dân chúng Mỹ rầm rộ biểu tỉnh phản đối chiến tranh VN. Kết quả cuối cùng, đúng như đại tướng Westmoreland đã nhận xét:
 
“Chúng ta không thua Cộng Sản trên chiến trường, mà thua Cộng Sản tại “home land front!” -- tức là ở Hoa Kỳ.
 
Ðúng là như vậy. Nhờ sách lược “Công Tâm” - tuyên truyền bị bợm thâm độc - nên Quốc Tế Cộng Sản đã thắng khối Tư Bản Tây Phương (do Mỹ lãnh đạo) tại chiến trường VN. Vì phong trào Phản Chiến lên cao, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề chính trị ở Hoa Kỳ, khiến Hoa Kỳ phải rút lui khỏi VN và cắt đứt viện trợ cho VNCH. Năm 1975, miền Nam nhỏ bé, lại không đủ vũ khí và vật liệu chiến tranh, làm sao có thể đương đầu với cả Quốc Tế Cộng Sản.
 
Nói tóm lược thì quả thật: Chỉ vì Hoa Kỳ và VNCH đã ‘CHỐNG CỘNG BẰNG MỒM’ yếu kém - trong các cuộc biểu tình, hoặc trên radio, trên TV và các phương tiện truyền thông khác — nên miền Nam mới thất thủ.
 
Quá khứ là như vậy. Còn hiện tại thì sao? Phải chăng, chuyện bang giao hiện thời giữa chế độ Mafia VC và Hoa Kỳ, chỉ là màn kịch “Kẻ Cướp Gặp Bà Già”? Chẳng lẽ Hoa Kỳ lại “nuôi ong tay áo”? Dù sao, uý tín vẫn là yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại.


 
Uy Tín Và Quyền Lợi Quốc Gia
 
 Như đã trình bầy, năm 1963 chính quyền Kennedy chủ mưu lật đổ TT Diệm. Năm 1975, chính quyền G. Ford bỏ rơi VNCH, bất chấp các văn kiện của Hoa Kỳ đã ký kết. Năm 1992, chính quyền Clinton bang giao với kẻ thù là chế độ Mafia VC. Những kẻ xu thời, biện hộ cho sự việc “thay trắng đổi đen” này:
 
“Nước Mỹ không có bạn suốt đời, mà cũng chẳng có kẻ thù muôn kiếp. Chỉ có quyền lợi nước Mỹ trên hết”.
 
Đồng ý. Quyền lợi quốc gia hay “national interest” là hàng đầu. Nhưng Danh Dự, hoặc Thể Diện Quốc Gia, và nhất là Uy Tín để hợp tác thì sao? Mấy điều này, có phải là “quyền lợi quốc gia” trên phương diện tinh thần hay không? Vì ích lợi vật chất nhất thời mà mờ mắt, làm mất thể diện và uy tín của quốc gia điều sai lầm trầm trọng.
 
Hiển hiện, uy tín là yếu tố rất quan trọng. Trong bất cứ lãnh vực nào, chính trị cũng như kinh doanh, tình yêu cũng như tình bạn. Mất uy tín hay “bad credit” thì chẳng còn ai tin tưởng mà hợp tác! Như ở Hoa Kỳ chẳng hạn, kẻ nào “bad credit” mà muốn đi làm, không ai mướn; muốn vay nợ, chẳng ai cho; muốn ứng cử, chẳng ai bỏ phiếu tín nhiệm.
 
Bài học năm 1963 cho thấy, sau khi chính quyền Kennedy chủ mưu lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm thì uy tín của Hoa Kỳ bị tổn thương trầm trọng. Hệ luỵ là hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là những xứ nhược tiểu, cần Đô-La và khoa học kỹ thuật của Hoa Kỳ, nhưng rất e ngại khi trở thành đồng minh của Hoa Kỳ. Ngay cả chế Mafia Việt Cộng, gian xảo khôn lường, tuy van xin được bang giao với Hoa Kỳ nhưng vẫn sợ “run như cầy sấy”. Lúc nào VC cũng xem Hoa kỳ là “thế lực thù nghịch” hàng đầu trên thế giới. Hóa ra, chuyện bang giao giữa Việt cộng và Hoa Kỳ, có khác nào màn kịch “Kẻ Cướp Gặp Bà Già”? Hai bên không tin tưởng nhau thì làm sao mà hợp tác kinh doanh, hoặc hợp tác quân sự ?
 
Trở lại lại biến cố 1963 thì ai cũng thấy, sai lầm nghiêm trọng này đã tạo ra cơ hội “ngàn năm một thuở”, giúp Cộng Sản đánh chiếm miền Nam. Không những dân chúng miền Nam sa vào bể khổ mà chính Hoa Kỳ, cũng phải chịu thiệt hại nặng nề. Chẳng hạn như thảm cảnh của 58 ngàn chiến sĩ Hoa Kỳ hy sinh trên chiến trường. Hàng chục ngàn người khác bị tàn phế, hay mất tích. Chính quyền Hoa Kỳ đạt được mục tiêu nào mà dân chúng Hoa Kỳ phải gánh chịu nhiều bất hạnh đến như vậy?
 
Bên cạnh chuyện thực tế, còn trong lãnh vực tâm linh hoặc đạo lý thì sao? Người Mỹ thường nói: “Honesty is the best policy” hay “Chân thành là chính sách tốt nhất”. Lời nói này có hàm ý: Quyền lợi phải song hành với đạo lý. Vì thế Hoa Kỳ mới đề cập đến hai chữ “Nhân Quyền” trong việc mở rộng kinh doanh trên thế giới.
 
Ở Hoa Kỳ thì hôm chủ nhật 11.10.1998, qua hệ thống truyền hình, nhiều người nhìn thấy TT Clinton cầm cuốn Thánh Kinh, hăng hái bước đến nhà thờ. Phải chăng, sau chuyện tai tiếng tình dục với cô Monica và nói dối quốc dân, ông Clinton muốn tỏ lòng, hướng về Thượng Đế -- có nghĩa là hướng về đạo lý -- để phục hồi uy tín?
 
Thưa vâng. “In God We Trust” có nghĩa là “Chúng Ta Tin Tưởng Vào Thượng Đế”. Đây là điều cao quý nhất của Hoa Kỳ, được  ghi trang trọng trên tờ giấy Đô-La. Mà tin tưởng nơi Thượng Đế hay Thiên Chúa thì chuyện đầu tiên là lẽ Công Bằng và lòng Bác Ái.
 
Theo tinh thần đó, khi chính quyền Kennedy chủ mưu, mua chuc nhóm “Tướng Tá Phản Loạn”, sử dụng bạo lực, lật đổ Chính Phủ Ngô Đình Diệm, rồi sát hại ông Diệm và ông Nhu thì có phù hợp với lẽ Công Bằng và lòng Bác Ái hay không? Vả lại, dựa trên căn bản Pháp Lý thì ai cũng thấy vấn đề rõ ràng hơn: Hoa Kỳ đang có bang giao mật thiết với VNCH mà lại chủ mưu lật đổ chính phủ Dân Cử của VNCH thì có đúng với Quốc Tế Công Pháp, với tinh thần Dân Chủ hay không?
 
Do đó, trước Anh Linh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trước Anh Linh của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ -đã hy sinh trên chiến trường VN - vấn đề được nêu lên: Chính quyền Hoa Kỳ sẽ làm gì để chuộc lại lỗi lầm nghiêm trọng nêu trên?
 
Hiện thời Hoa Kỳ đang ép buộc chế độ Mafia VC phải tôn trọng “Nhân Quyền” và thay đổi thể chế. Có nghĩa là từ bỏ con đường bất nhân, độc tài đảng trị, hoàn toàn theo kinh tế Thị Trường và Dân Chủ Tự Do.
 
Thế  nhưng, đến bao giờ VC mới thật sự hoàn lương? Thật sự quẳng Mác-Lê vào sọt rác? Thật sự trở về “Chính Nghĩa Quốc Gia” để thực thi Dân Chủ Tự Do?
 
Ở VN hiện thời thì tất cả các lãnh vực: Tôn giáo, báo chí, truyền thông, ấn loát, xí nghiệp, kinh doanh, giáo dục, đoàn thể này, tổ chức kia, mặt trận nọ v.v. đều do bàn tay “của đảng, vì đảng, do đảng”, công khai hay ngấm ngầm điều khiển. Ngay cả các hãng xưởng ngoại quốc, muốn mướn nhân công, cũng phải được Việt cộng chấp thuận.
 
Dưới ách cai trị khắc nghiệt — nào là công an nổi, nào là công an chìm, nào là ‘Sổ Hộ Khẩu’, lúc nào người dân cũng bị đe doạ, tưởng  như ‘cái Búa, cái Liềm’ của Cộng Sản, đang kề vào đầu vào cổ - thì việc tổng tuyển cử để  “dân chủ hoá VN”, hiển nhiên trở thành chuyện KHÔNG TƯỞNG.
 
Bài học về “Chính Phủ Liên Hiệp” ở bên Cao Miên là trường hợp điển hình -- được thành lập theo xu hướng “hoà hợp hoà giải, đa nguyên đa đảng” -- đã cho thấy, giải pháp này sa vào bế tắc: Phe bù nhìn của VC là Hun Sen cố tình gây rối loạn để nắm trọn quyền hành. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc đã tốn biết bao nhiêu công của cho vấn này mà kết quả vẫn là chuyện “dạ tràng xe cát biển Đông”. Vì vậy, ngày 11.10.1998, Hạ Viện Mỹ đã thông qua nghị quyết lên án bù nhìn Hun Sen “can tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại”.
 
Còn VC là phía khởi xướng chiến tranh VN (1960-1975) thì sao? Tội ác chiến tranh và tội ác diệt chủng của chúng còn lớn gấp ngàn lần so với Hun Sen và “Khờ Me Đỏ”. Vậy mà Hoa Kỳ lại làm lơ, “tha thứ” cho chúng?
 
Đối với đảng giặc VC, chỉ có giải thể chứ không thể nào “hoà hợp hoà giải”, hay cải thiện được chúng. Nếu không thực hiện được thì chắc chắn, chuyện bang giao giữa VC và Hoa Kỳ, “ngàn năm mây bay” vẫn là chuyện “kẻ cướp gặp bà già”, hoặc “nuôi ong tay áo”.


 
Chẳng Lẽ Hoa Kỳ
“Nuôi ong tay áo”
 
Ðể khai thác thị trường nhân công rẻ mạt ở VN, phía Tư Bản Tây Phương cấu kết bọn Mafia Việt Cộng, tung ra liều thuốc an thần: “Hãy tha thứ và quên đi dĩ vãng -- Let bygones be bygones”. Nói cách khác là “hoà hợp hoà giải”. Chúng sợ VN có biến động thì chuyện kinh doanh của chúng không yên ổn. Nhiều người nhiễm độc, lầm tưởng chiến tranh VN đã chấm dứt 23 năm qua thì mọi chuyện đều xong xuôi. Nhất là từ khi chính quyền Clinton bang giao với VC.
 
 Nhưng không, CHỐNG CỘNG LÀ NGHĨA VỤ CHỐNG TỘI ÁC, nên cuộc đấu tranh của đồng bào VN để giải thể chế độ Mafia VC vẫn tiến hành.  Hiện thời chế độ gian manh VC, van xin được giao thiệp với Hoa Kỳ, nhưng vẫn xem Hoa Kỳ là “thế lực thù nghịch” hàng đầu trên thế giới. Dù với chủ đích nào, khi giao thiệp với đảng giặc VC, xảo trá không lường, vẫn là điều không nên làm. Không bên nào tin cẩn bên nào thì làm sao mà hợp tác kinh tế, hay hợp tác quân sự?
 
Mấy năm trước đây, Trần Bạch Đằng, kẻ đứng đầu cơ quan tuyên truyền bịp bợm của đảng VC tuyên bố:
 
 ”Hợp tác với Mỹ nhưng vẫn coi chúng là kẻ thù”!
 
Điều này phản ảnh đường hướng của đảng giặc VC: Khi bí thế, chúng “lùi một bước để rồi tiến hai bước”. Chúng van xin Hoa Kỳ ban ân huệ, nhưng không bao giờ tin tưởng vào Hoa Kỳ. Bọn “Vẹm” nằm vùng ở Bắc CALI, đã từng viết báo, tung ra luận điệu xấc láo để nhục mạ Hoa Kỳ làm nhiều người bực bội:
 
“Thằng Mỹ to con phải cúi đầu chịu lập văn phòng liên lạc để tiến tới bang giao”.
 
Tại VN, Việt Cộng vẫn tiếp tục triển lãm “tội ác Mỹ Ngụy”. Lâu lâu, chúng lại đánh trống khua chiêng về vụ thuốc khai quang “Da Cam” mà Hoa Kỳ đã sử dụng trong chiến tranh. Chủ ý của chúng là kiếm Đô-La dưới chiêu bài “nhân đạo” và hàm ý, kết án Hoa Kỳ gây ra tội  ác.
 
Tại Hoa Kỳ, nhiều trò hề do VC chủ xuớng đã được tung ra: Thành phố này “kết nghĩa” với thành phố kia ở VN. “Kết nghĩa” gì đây? “Kết nghĩa Đô-La” hay kết nghĩa “kẻ cướp gặp bà già”? Mấy tuần rồi, chuyện đơn sơ là “Hiệp Ước Hàng Không” giữa Hoa Kỳ và VC vẫn “cãi nhau như mổ bò”. Làm sao mà “kết nghĩa”???
 
Hiện thời, hội chứng chiến tranh VN vẫn còn xuất hiện. Đầu tháng 11. 1998, khi cuốn phim “Miss Sai Gon” hay “Cô Sài Gòn” chiếu quảng cáo trên đài truyền hình ở California, đã làm cho nhiều khán giả ghê tởm. Họ ghê tởm vì nhìn thấy lá Cờ Máu và tượng quốc tặc Hồ Chí Minh xuất hiện trên TV.
 
Nhiều người còn ngỡ ngàng khi nghe tin, Hoa Kỳ mở nhiều lớp huấn luyện cho cán binh VC; cấp học bổng cho nhiều sinh viên -- mà tất cả đều là con cháu Việt cộng - sang du học ở Hoa Kỳ. Chắc chắn, đây là thành phần đã được Việt cộng tuyển lựa kỹ càng, “trung thành với Đảng” và “căm thù Mỹ Nguỵ tới xương tới tuỷ”. Liệu “ánh sáng Dân Chủ Tự Do” và đời sống phồn thịnh ở Hoa Kỳ, có đủ sức mạnh để cảm hoá được chúng hay không?
 
Chẳng có ai tin tưởng vào tinh thần phục thiện của Việt cộng và con cháu của chúng. Vì không bao giờ chúng muốn từ bỏ quyền lực và lợi lộc cha truyền con nối! Lẽ dễ hiểu, nếu VN thật sự có Dân Chủ Tự Do thì chế độ phi nhân Việt cộng sẽ bị giải thể. Tất nhiên quyền hành và lợi lộc của chúng cũng tiêu tan.
 
Điều đáng lưu tâm nữa là hồi cuối thập niên 1970, khi làn sóng “vượt biên vượt biển” dâng cao thì hàng ngàn Việt cộng đã đem gia đình, trà trộn cùng đồng bào, trá hình là “tỵ nạn”; hoặc móc nối với thân nhân -- qua các trương trình ODP, HO... và chương trình ROVR -- để vào Hoa Kỳ nằm vùng. Thời gian trôi qua, càng ngày Việt cộng càng sinh sôi nẩy nở. Càng ngày Việt cộng càng gia tăng hoạt động: Kinh tài, quyên tiền gởi về nước, tuyên truyền, đầu độc giới trẻ, gây phân hoá, gây xáo trộn... và thành lập những tổ chức cuội - cố tình nửa kín nửa hở - để đồng bào tỵ nạn nản lòng.
 
Qua nhiều nguồn tin khả tín thì trong cộng đồng VN - ở rải rác trên nước Mỹ - tổng kết có hàng ngàn “gia đình VC” chủ trương sang Mỹ để ăn bám: Chúng có khả năng đi làm, nhưng khai man để lãnh tiền trợ cấp xã hội. Nhiều kẻ lại còn châng tráo bảo rằng: “Sang Mỹ để kiếm Đô-La và cho con du học, sau này trở về VN giúp nước” - ngầm ý là giúp chế độ VC.
 
Trong khi “khối VC nằm vùng” thì sinh sôi nẩy nở, càng ngày càng đông. Chúng lại có chỉ đạo, có tổ chức, có phương tiện... và có nhân lực. Ngược lại, phía “Chống Cộng” thì chỉ có “Chính Nghĩa”, nhưng thiếu phương tiện, không có chỉ đạo, tổ chức lỏng lẻo... và hàng ngày lại phải lo sinh kế. Vả lại, các thế hệ cao niên, hiểu biết VC, thì càng ngày càng mai một. Còn các thế hệ trẻ thì ít người có kinh nghiệm về Cộng Sản, nên đa số thờ ơ hoặc nhiễm độc VC. Do đó, trong tương lai, nếu dân chúng VN “vô phúc” không giải thể được chế độ VC - nhất là khi VC cấu kết với Trung Cộng hay Liên Bang Sô Viết “đội mồ sống lại” - thì Hoa Kỳ sẽ phải đương đầu với nhiều phiền phức ngay trên đất Mỹ.
 
Lẽ dễ hiểu là khối Việt cộng nằm vùng, càng ngày càng bành trướng và hoạt động mạnh. Khi chúng khống chế được cộng đồng VN tỵ nạn thì hậu quả “nuôi ong tay áo” hiện rõ. Với khối lượng hàng triệu người ở xứ tự do, chúng sẽ “nhất trí” với nhau, ủng hộ bọn thiên tả, đưa ra yêu sách này, đề nghị đạo luật kia. Nếu không được thoả mãn, chúng sẽ biểu tình rầm rộ. Biết đâu, màn kịch “Pháp Nạn 1963” sẽ tái diễn trên đất Mỹ.
 
Hiện thời, bọn “sư sãi quốc doanh” cũng hoạt động ở Mỹ khá mạnh. Trước đây, khi “Vẹm Sư” Thích Trí Dũng đến Bắc Califonia thì bị đồng bào tỵ nạn phản kháng. Bọn nằm vùng áp dụng chiến thuật “vừa ăn cướp vừa la làng”. Chúng “đánh trống khua chiêng” ầm ĩ là “Pháp Nạn 1963 tái diễn ở San Jose”! Trong lãnh vực tuyên truyền, nhiều quý vị còn thấy, trong các thư viện Hoa Kỳ, có hàng ngàn cuốn sách, phim ảnh... và tài liệu xuyên tạc lịch sử, do Cộng Sản và tay sai tung ra - với chủ đích đánh bóng VC, đả kích Hoa Kỳ và bôi nhọ phía VNCH. Cuốn “VN Máu Lửa Quê Hương Tôi” của Hoành Linh Đỗ Mậu là thí dụ điển hình.
 
Tổng kết những sự kiện kể trên, thử hỏi: Hoa Kỳ muốn “nuôi ong tay áo” hay muốn diễn trò “Kẻ Cướp Gặp Bà Già” trên sân khấu chính trị?
 
Dù chủ đích “chiến luợc” thế nào thì phương cách hữu hiệu nhất, nhanh nhất, đỡ tốn công của nhất, ít hao tổn xương máu nhất, là hỗ trợ dân chúng tại Việt Nam, để giải thể chế độ Việt cộng. Nếu không, chắc chắn chuyện bang giao giữa Việt cộng và Hoa Kỳ, “ngàn năm mây bay” vẫn là chuyện “kẻ cướp gặp bà già”. Hai thể chế Tự Do Dân Chủ và Độc Tài Gian Manh - hiển hiện, từ bản chất đến chính sách - hoàn toàn đối nghịch nhau, không tin tưởng nhau thì làm sao hợp tác kinh tế hay hợp tác quân sự!
 
Chỉ tiếc là bài học của các thế hệ cha anh - như TT Nixon ghi trong “No More Vietnams” - bị lãng quên, nên tình trạng “vàng thau hỗn lộn” mới tái diễn trong chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam.