Làm Tái Diễn Lịch Sử: Mưu Toan Thất Bại

LÀM TÁI DIỄN LỊCH SỬ:  MƯU TOAN THẤT BẠI
  (phần 1)

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
Kẻ chủ mưu chẳng bao giờ công khai hiện nguyên hình, nhưng ai cũng thấy được, vẫn chính là nó. Nó đây là ai bạn đọc hẳn đã biết, chẳng xa lạ gì. Công cụ thực hiện âm mưu này cũng vẫn chừng ấy, những bộ mặt ngày nào, những kẻ luôn tự cho mình là đại đa số dân tộc và những kẻ có bằng cấp, chức tước ăn theo. Thế còn lịch sử là lịch sử nào? Người viết muốn nói nói đến giai đoạn Lịch Sử Dân Tộc của năm mươi năm về trước: 2013-1963.

    Năm 1963 có hai biến cố lịch sử rất quan trọng làm xoay hướng lịch sử của Dân Tộc, một là cái chết bị gọi là tự thiêu của nhà sư Thích Quảng Đức, và hai là TT Ngô Đình Diệm bị bọn tướng tá xuất thân khố xanh khố đỏ ăn tiền của Mỹ giết chết theo kế hoạch được các bên thỏa thuận. Có thể nói cái chết của nhà sư TQĐ là nguyên nhân đưa đến cái chết của TT Diệm và bào đệ của ông, cố Vấn Ngô Đình Nhu. Hệ quả của cái chết của TT Diệm là sự sụp đổ của nền Đệ I VNCH, những chuỗi dài nhiễu nhương của đất nước, và sau cùng là miền Nam rơi vào tay quân CS xâm lược mà di lụy còn kéo dài mãi cho đến ngày nay, không biết đến bao giờ mới dứt được.

     Cuộc chiến tranh quân sự kết thúc ngày 30-4-1975, nhưng cuộc chiến tâm lý và chính trị diễn ra dưới nhiều hình thức vẫn còn dai dẳng. Nó không có chiến tuyến, ít đổ máu, nhưng khổ đau thì vẫn ngập đầy. Lý do là vì “bên thắng cuộc” - nói theo văn nô Huy Đức - không làm chủ được lòng người, mà chúng thì lại rất cần đến việc đắc thắng nhân tâm. Thời gian qua, VGCS đã khai triển nhiều trận chiến cố để thu phục nhân tâm về một mối. Nhưng, lại theo cách nói của VGCS thì, chúng đánh lớn thua lớn, đánh nhỏ thua nhỏ, đánh đâu thua đấy, càng đánh càng thua, và cuối cùng nhất định sẽ hoàn toàn thất bại. Thí dụ như, VGCS mở của cho người tỵ nạn về thăm quê nhà. Đồng bào về thì có về, nhưng về theo chúng thì nhất định không. Chúng dụ được vài ba anh chính khứa thời cơ như Đinh Viết Tứ, Nguyễn Thanh Liêm, Hoàng Duy Hùng v.v., mua chuộc được mấy anh nhà báo lêu bêu như Nguyễn Phương Hùng, Vũ Ánh, Etcetera  v.v., nhưng bọn này chẳng làm nên trò trống gì. Chúng mở hội nghị chiêu dụ “việt kiều” yêu nước về họp hẹp, bọn này được cơm no bò cưỡi, cung phụng đủ thứ, nhưng cũng câm miệng hến, bởi vì đứa nào hễ mở miệng ra là bị đồng bào tỵ nạn nhét đồ dơ vào miệng cả.

     Chiến dịch gần đây nhất là VGCS làm sống lại cái chết của nhà sư TQĐ, quật mồ TT Ngô Đình Diệm lên để đấu tố, và đấu luôn cả đạo Công Giáo, nhưng phản ứng khắp nơi của người Việt tỵ nạn đã làm cho âm mưu bị thất bại ê chề. Chiến dịch quật mồ dĩ vãng để làm tái diễn lịch sử của VGCS quá lố bịch nên đang chìm dần vào quên lãng. Lúc mà sự cuồng nộ của lòng thù hận và tính tự đại của cái công cụ lắng xuống thì tiếng nói lương tri của những con người bình thường cần gạn đục khơi trong cho rõ trắng đen mọi vấn đề liên hệ để trả lại sự thật cho lịch sử. Đó là mục đích của bài viết này.

     Chúng ta đi từ cái chết của nhà sư TQĐ đến chuyện quật mồ lịch sử.

Tự thiêu hay bị thiêu

     Không phải tự nhiên mà sự kiện nhà sư Thích Quảng Đức (TQĐ) chết vì lửa thiêu nửa thế kỷ trước vừa trở lại thành một vấn đề thời sự nóng bỏng trong cộng đồng tỵ nạn tại hải ngoại. Chuyện khởi đi từ việc bọn thành ủy VGCS Saigon do tên Lê Thanh Hải, ủy viên BCT, bí thư thành ủy cùng tùy tùng đến chiêm bái và dâng hương tại tượng đài TQĐ do chúng thiết lập tại quận 3 Saigon nhân kỷ niệm 50 năm ngày chết của sư ông. Điều trùng hợp không thể là ngẫu nhiên là VGCS suy tôn sư TQĐ, nhưng đồng thời các sư sãi Ấn Quang tỵ nạn CS trên thế giới cũng đồng nhịp hùa theo làm lễ tôn vinh nhà sư bạc mệnh này. Các chùa chiền thuộc phe Ấn Quang từ Mỹ, sang đến Úc, vòng qua Âu Châu đều nhất loạt hưởng ứng hành động của VGCS ở trong nước. Vấn đề bùng lên như một cơn lốc xoáy. Người Việt tỵ nạn, nạn nhân của VGCS nhìn vào phải băn khoăn tự hỏi: thế này là thế nào, không lẽ đây đúng là câu thơ: mình với ta tuy hai mà một? Một người hy sinh mạng sống mình vì mục đích gì mà ngoài mặt hai bên tự coi là kình địch nhau (VGCS và Ấn Quang) lại cùng nhau nhớ ơn và cùng nhau ca tụng?  Nguyên nhân cái chết của nhà sư TQĐ từ đó nổi lên những tranh luận, cãi cọ ồn ào trong cộng đồng, kẻ bênh người chống. Mâu thuẫn đó tự nó khó giải thích nếu không tìm tòi trong những đống vụn lịch sử.

     Tuy nhiên, những lời qua tiếng lại giữa các bên hầu như lại đi lạc ra ngoài trong điểm của vấn đề. Trọng điểm của vấn đề ở đây là hậu quả do cái chết của sư TQĐ đem đến cho Dân Tộc thì lại bị bỏ quên. Người ta chỉ cãi nhau om xòm về chuyện ông chết như thế nào, tự thiêu hay bị thiêu. Chuyện thật vô duyên nhưng lại hào nhoáng. Kể cả những người thực sự quan tâm đến vấn đề xem ra cũng đã vô tình bị cuốn hút vào cái mê hồn trận mà chỉ có tài phù thủy mới hướng dẫn dư luận một cách tài tình đến như thế. Nhưng nếu người ta cố gắng bỏ một chút thời giờ lặn lội vào trong các trang mạng lớn của Mỹ để xem thì sẽ thấy sự thật hiện ra ngay. Bởi vì, vụ gọi là tự thiêu này thì người Mỹ biết rõ và có đầy đủ hình ảnh và tài liệu hơn báo chí VN rất nhiều. Điều có thể tin được ở truyền thông Mỹ về điểm này là họ giống nhau và xem ra tương đối trung thực.

     Vậy thì chuyện nhà sư TQĐ tự thiêu hay bị thiêu, đâu là sự thật?

     Trước hết và trên hết, câu trả lời là sự thật nằm trong tâm của con người chứ không ở đâu xa. Sự thật về cái chết của nhà sư TQĐ còn lại cho đến ngày nay là những hình ảnh cụ thể do máy móc ghi lại được đem qui chiếu vào trong tâm con người một khi con người thật sự muốn đi tìm nó. Lấy con mắt định kiến của những kẻ chống điên cuồng nền Đệ I Cộng Hòa và TT Ngô Đình Diệm như những nhà sư Ấn Quang và đám đệ tử của họ mà nhìn thì không thể nào thấy. Lấy địa vị xã hội như cụ lão sư Thích Tâm Châu mà nhìn cũng không nhìn thấy được. Người ta chỉ thấy được bằng con mắt của cái tâm trong sáng của mình. Đó là điều kiện cần phải có để tìm ra sự thật về cái chết của nhà sư TQĐ.

     Tất cả các hình ảnh về cái chết của nhà sư TQĐ lưu trữ trong Google hay Yahoo, dù là photo hay video clips, nguyên bản hay đã edit đều giống nhau. Nhà sư TQĐ được hai người dìu từ khi bước xuống khỏi chiếc xe hơi, đặt ngồi xuống lề đường trong tư thế niệm Phật: chân xếp bằng, hai tay chắp trước ngực, không cầm đồ vật gì trong tay. Một người mặc áo tăng đứng đàng sau tưới săng lên người nhà sư TQĐ. Gần hết thùng săng, người này để bình săng xuống, đứng đàng sau xá nhà sư TQĐ hai lậy rồi lại cầm bình săng lên, đổ một vệt dưới đất từ chỗ nhà sư TQĐ ngồi dài về phía sau. Nếu bạn đọc click vào video có tiêu đề “Thích Quảng Đức - You Tube” sẽ nhìn thấy ngọn lửa cháy theo vệt xăng đã đổ, phừng lên từ bên cạnh phía tay mặt nhà sư TQĐ ở phút thứ 2:02 rồi bùng lên dữ dội bao trùm kín ông. Như thế chắc chắn rằng nhà sư TQĐ không tự bật diêm hay quẹt để lấy lửa.

     Có hai người đủ thẩm quyền để xác định nhà sư TQĐ tự thiêu hay bị thiêu là Đại Lão HT Thích Tâm Châu và nhà báo Mỹ Malcolm Wilde Browne. Cụ Tâm Châu, lúc nhà sư TQĐ trở thành cây đuốc người, là “tổng tư lệnh” nhóm Phật giáo Ấn Quang nổi lên chống TT Diệm. HT Tâm Châu mới đây tự xác nhận mình là người chấp nhận đơn xin tự thiêu của nhà sư TQĐ, và cũng là người dẫn TQĐ đi tới chỗ chết. Còn Malcolm là thông tín viên của thông tấn xã AP Mỹ. Tường thuật như nhà báo Malcolm Browne, hay xác nhận như đại sư Thích Tâm Châu, rằng nhà sư TQĐ bật quẹt tự đốt cháy mình (tự thiêu) là hoàn toàn không đúng sự thật. Các hình ảnh cho thấy, ngọn lửa bắt đầu từ đàng sau nhà sư TQĐ, lan đến ngang hông phía tay mặt, rồi bùng lên trùm lấy cả thân người nạn nhân. Dĩ nhiên là rất nhanh (xem Google: Thích Quảng Đức - You Tube phút 2: 03) Nếu sư TQĐ bật quẹt (hay diêm) thì tất nhiên ngọn lửa phải phừng lên từ hai tay phía trước ngực nạn nhân. Điều này không xẩy ra.

     Vậy thì tại sao ngài Tâm Châu và ký giả Malcolm lại làm chứng sai sự thật? Sự thể chỉ có thể giải thích, nhà báo Malcom Browne là người làm hai nghề cùng một lúc: nghề tay mặt là phóng viên báo chí như đã thấy, và nghề tay trái, bí mật và quan trọng hơn là nhân viên làm việc cho mật vụ Mỹ. Anh ta phải sử dụng đúng chữ nghĩa “tự thiêu” (self-immolation) để tường thuật, như thế mới đúng với đường lối chính sách của chính quyền Mỹ. Còn với đại sư Thích Tâm Châu thì người ta cần lấy câu thành ngữ của người Pháp “noblesse oblige” để giải thích vấn đề. Như trên chúng tôi đã đê cập tới, cụ Thích Tâm Châu, vào lúc nhà sư TQĐ chết, ngài đang là “tổng tư lệnh” của phong trào Phật Giáo đấu tranh chống TT Ngô Đình Diệm. Cụ Tâm Châu, như chính ngài tiết lộ, là người nhận đơn xin tự thiêu của nhà sư TQĐ, duyệt xét và chấp nhận đơn xin, trên danh nghĩa là người tổ chức cuộc “tự thiêu” và dẫn đầu đoàn sư sãi đưa nhà sư TQĐ đến địa điểm cuối cùng để kết liễu đời mình. Với tư cách, địa vị, và trọng trách như thế thì làm sao ngài đại lão HT Tâm Châu có thể nói hai lời được. Trước sau ngài phải như một là lẽ đương nhiên. Nhưng thực tế như chúng tôi đã trình bầy, chiếc áo tu hành của ngài cho dù đã bạc mầu vì tuổi tác cũng không phù phép đem ngọn lửa từ chỗ này qua chỗ khác chung quanh nhà sư TQĐ được. Một nhà sư đức cao trọng vọng như cụ Tâm Châu đã phạm giới sát sanh của Đạo Phật, không phải giết một con kiến, mà là giết một con người.

     Trên đây là thực tế của các sự việc xẩy ra, bất cứ ai cũng có thể kiểm chứng được. Một vấn đề khác nữa là nói về mặt đạo lý làm người. Sự sống là tài sản quí giá nhất trên đời này của mỗi con người. Do đó, không một ai muốn phí bỏ mạng sống của mình. Đổi lại, nếu biết có kẻ nào không muốn sống nữa mà đi tìm cái chết, đạo lý làm người bắt buộc người biết phải ra tay ngăn chặn, nếu không là lỗi đạo làm người. Thành ngữ dân gian phát xuất từ tư tưởng Phật giáo: Dù xây chín chục phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người.  Do đó người muốn quyên sinh nhất thiết phải giữ bí mật ý định để khỏi bị người khác can ngăn. Thế nhưng như hình ảnh cho thấy, cái chết gọi là tự thiêu của nhà sư TQĐ được tổ chức rất có qui củ và long trọng. Sự việc diễn ra giữa phố xá đông người. Số tăng ni được điều động đến rất đông để làm tăng thêm khí thế (?) Nhà báo Mỹ Malcolm Browne được đặc biệt mời riêng đến để quay phim chụp hình. Có một điều rất lạ lùng là có cả cảnh sát của chính quyền đến giữ an ninh trật tự. Điều này thật sự cho đến bây giờ chúng tôi vẫn không hiểu nổi. Nhà sư TQĐ được đưa đến sau cùng trên một chiếc xe hơi cũ và được dìu đến tận chỗ quyên sinh.

     Tóm lại, quang cảnh hiện trường nơi gọi là tự thiêu và tất cả mọi sự việc diễn ra cho người ta thấy được là:
-  Thứ nhất, nhà sư TQĐ không tự tẩm săng, cũng không tự bật diêm hay quẹt.
-  Thứ hai, nhà sư TQĐ không thể tự đi đứng một mình, và như trên, ông không tự tẩm săng, cũng không tự bật diêm, quẹt cho thấy hành động của ông không phải là hành động của một người tự chủ và tự nguyện.
-  Thứ ba, diễn tiến đưa đến cái chết của nhà sư TQĐ trái ngược với những trường hợp tuyệt mạng thông thường là âm thầm và kín đáo để tránh việc người khác biết mà ngăn cản.

     Những yếu tố trên đủ để đi đến kết luận là nhà sư TQĐ bị thiêu chứ không phải tự thiêu.

     Chung quanh vụ sư TQĐ bị thiêu này, về mặt lý luận, nếu không có vài chữ NẾU tai quái thì dư luận cũng chẳng dị nghị gì được. Chữ NẾU thứ nhất là nếu trong giáo lý của đạo Phật không có giới cấm sát sanh, chữ NẾU thứ hai là nếu ngài HT Thích Quảng Độ không tuyên bố PG Ấn Quang không làm chính trị mà chỉ bầy tỏ thái độ chính trị.

     Này nhá, những người chở nhà sư TQĐ đến chỗ chết, những người đổ xăng lên mình sư TQĐ, những người bật diêm, quẹt để đốt lên ngọn lửa, những tăng ni đứng chung quanh thấy chết mà không cứu, những người đặt kế hoạch, chấp đơn xin tự thiêu v.v. giải thích thế nào về việc họ tham dự vào cái chết của nhà sư TQĐ? Rõ ràng họ là những người không trực tiếp thì gián tiếp tiếp tay vào việc đưa đến cái chết của nhà sư TQĐ. Họ đã phạm giới cấm sát sanh. Nếu họ không trực tiếp sát sinh thì là gián tiếp sát sinh. Bề nào cũng là giết người. Nếu họ không thừa nhận tội phạm giới thi chỉ còn cách là đem cái châm ngôn hành động “cứu cánh biện minh cho phương tiện” của VC ra mà giải thích thì may ra mới ổn được. Những người trên họ vẫn tự nói là họ chống CS đó mà, thế mà sao họ lại hành động đúng theo sách lược đấu tranh của CS: cứu cánh biện minh cho phương tiện? Chùa Ấn Quang ngày đó còn hô hào Phật tử nạp đơn xin tự thiêu để quí thầy cứu xét. Nhiều người nộp đơn, và đã có một số vụ tự thiêu khác nhưng họ là những kẻ không tên tuổi, vô danh tiểu tốt, do đó không đước quí thầy phong thần, càng không xứng đáng để VGCS báo công. Nhà chùa rành chuyện “mượng hoa cúng Phật” cũng phải.

     Về một mặt khác, như ngài Thích Quảng Độ mới tuyên bố, các sư sãi Ấn Quang không làm chính trị, mà chỉ bầy tỏ thái độ chính trị. Các thầy lấy cái chết để bầy tỏ một thái độ chính trị thì quả là đáng nể và đáng sợ thật. Ma quỉ cũng phải chào thua, nói gì người ta. Các thầy lấy cái chết của đồng môn để bầy tỏ thái độ chính trị của mình có khác gì người đời thường nói “mượn hoa cúng Phật,” thật tình là một chiêu độc đáo, khôn hết chỗ chê, trên thế giới này xưa nay mới có một. Ngày 30-4-1975 quí thầy ra nghinh đón quân VGCS vào thành, rất đúng đó là quí thầy bầy tỏ thái độ chính trị. Ngày 2-5-1975 quí thầy tổ chức mừng sinh nhật Hồ Chí Minh, cũng rất đúng là một cách bầy tỏ thái độ chính tri. Nhưng đấu tranh bằng các cuộc thiêu sống, biểu tình bạo động, đem bàn thờ Phật xuống đường nhằm lật đổ hết chính quyền này đến chính quyền khác của miền Nam, như thế cũng gọi là bầy tỏ thái độ chính trị sao? Quí thầy đưa Phật tử Dương Văn Minh lên làm tổng thống để tên tuớng khố đỏ này đầu hàng VC, hiến dâng đất nước cho kẻ thù của Dân Tộc cũng là bầy tỏ thái độ chính trị sao? Quí thầy mới bầy tỏ thái độ chính trị thôi mà đã vậy, chứ nếu mà quí thầy làm chính trị thì không biết đất nước sẽ đi về đâu?     (còn tiếp)

LÀM TÁI DIỄN LỊCH SỬ: MƯU TOAN THẤT BẠI (phần 2)

Đào mồ lịch sử
Tưởng cũng cần phải giải thích mấy chữ “đào mồ lịch sử” để cho rõ ý nghĩa.
     Hiểu một cách bình dân giản dị thì lịch sử là những sự việc đã qua đáng ghi nhớ, được ghi chép và truyền lại cho hậu thế. Những sự việc đó có tốt, có xấu, có thắng lợi hào hùng, và cũng không thiếu cả thất bại ê chề. Nói rằng lịch sử là những việc đã qua đi rồi thì tất nhiên nó chẳng thể nào trở lại được nữa.
     Vì vậy, người ta chỉ nên ôn lại lịch sử mà không thể nào làm sống lại được lịch sử. Người khôn ngoan hiểu biết ôn lại lịch sử để hoc hỏi nơi người xưa, rút kinh nghiệm từ quá khứ, tìm tòi cái hay để phát huy, lục lọi xem cái dở để tránh. Dựng người chết dậy để đấu tố, đem quá khứ ra mà hành tội, mà là những chuyện bịa đặt để vu khống, chửi rủa dĩ vãng cho thỏa thích hận thù. Cái đó có khác chi là đào mồ lịch sử. Thực hiện hành động tởm lợm này lại là những kẻ đã từng rước CS vào thành, rồi bị CS đá đít, trở thành nạn nhân của chúng. Trên bước đường tỵ nạn đầy gian nan cay đắng, thế mà những con người đó vẫn chưa tỉnh ngộ, không nhìn ra sự thật và lẽ phải. Câu hỏi không thể không đặt ra là người ta làm thế để làm gì?
 
     Bài viết mới đây của chúng tôi “Đạo Hồ” là cơ sở dùng để trả lời cho câu hỏi trên. Và đây là tóm tắt ý chúng tôi muốn trình bầy trong bài “Đạo Hồ.”
    Lâu nay xẩy ra hiện tượng ít người để ý tới, nhưng bọn VGCS thì lại rất quan tâm và lo ngại. Đó là việc có nhiều thành phần dân chúng VN trong cũng như ngoài nưóc đang càng ngày càng có khuynh hướng làm sống lại tinh thần Ngô Đình Diệm. Tinh thần Ngô Đình Diệm là gì? Là tinh thần ái quốc, giữ vững độc lập và chủ quyền quốc gia, yêu Dân Tộc và yêu đồng bào, sống liêm khiết, đạo đức, và nhân cách. Xu hướng này bọn tay sai CS ác ôn thường mỉa mai là “hoài Ngô.” Xu hướng hoài Ngô hoàn toàn trái ngược với mưu toan của bọn đầu sỏ Hànội là chúng đang âm thầm nhưng có kế hoạch dựng tên chó đẻ Hồ Chí Minh lên hàng một vị thần linh. Một mặt, chúng buộc nhân dân toàn quốc học tập gương đạo đức và yêu nước của Hồ. Một mặt chúng xây chùa, đúc tượng, sơn phết Hồ thành một siêu nhân vừa là bồ tát, vừa là anh hùng dân tộc.
   Mục đích của VGCS là Hồ Chí Minh phải được nhân dân VN tôn thờ trong nếp sống dân gian và trong lịch sử của Dân Tộc, ngang hàng với đức Phật và các anh hùng dân tộc. Vì thế VGCS dứt khoát không để cho tinh thần Ngô Đình Diệm sống dậy. Một rừng không thể có hai cọp thì nước VN của VGCS (sic!) không thể vừa có Hồ Chí Minh, vừa có Ngô Đình Diệm. Nói xa hơn một tí là VGCS không thể để cho tinh thần và lối sống VNCH chỗi dậy để đè bẹp chế độ CS. Bằng mọi cách, chúng phải nhận chìm hình ảnh Ngô Đình Diệm xuống bùn đen, phải triệt hạ mọi tư tưởng xu hướng về ông, phải tiêu diệt mọi ảnh hưởng của chế độ VNCH và người sáng lập là TT Ngô Đình Diệm. Hình ảnh một quốc gia VNCH thanh bình, yên vui, no ấm trong thời gian cầm quyền của TT Ngô Đình Diệm dứt khoát phải bị loại bỏ và quên đi vĩnh viễn. Tất cả làm sao để lịch sử VN dưới chế độ Cộng Hòa do TT Ngô Đinh Diệm lãnh đạo chỉ là một mảng đen âm u với đủ những oan khiên chất chồng, những đau thương khổ lụy, những lầm than bất hạnh, là nô lệ của ngoại bang và của một tôn giáo ngoai lai gian ác mang tính đế quốc …. Phải như thế thì cái tên Hồ Chí Minh mới sáng lên được và mới tồn tại lâu dài được. Do đó, hành động đào mồ lịch sử có nghĩa là tiếp tay VGCS dựng dậy cái xác chết thối tha của tên chó đẻ Hồ chí Minh, tiếp tay VGCS để buộc nhân dân VN phải tôn thờ nó.
    Việc triệt hạ tinh thần Ngô Đình Diệm (dù chỉ là tinh thần) bọn VGCS dứt khoát tự chúng không làm được, mà phải nhờ bàn tay trợ lực khác. Chẳng úp mở làm gì, đó là nhóm Phật giáo Ấn Quang làm đầu tầu, sau đó là bọn lâu la theo đóm ăn tàn, theo voi ăn bã mía. Trước đây Ấn Quang đã hai lần lập công lớn với “cách mạng” như lời nhà sư Thích Huyền Quang tự nhận. Lần thứ nhất năm 1963 VGCS triệt được TT Ngô Đình Diệm và làm tiêu ma Đệ I VNCH. Lần thứ hai đưa Dương Văn Minh lên làm tổng thống để tên này đầu hàng, đem lại thắng lợi hoàn toàn cho VGCS. 
    Thật ra thì VGCS không thể thành công trên bất cứ phương diện nào trong âm mưu thôn tính miền Nam, nếu không có người miền Nam nói chung giúp chúng. Lịch sử VNCH đã biện chứng cho điều đó. Năm 1968, VGCS giốc toàn khả năng, động viên toàn lực để thôn tính miền Nam nhưng nào chúng có làm được đâu. Trái lại còn bị thảm bại nặng nề nữa. Trong những trận đánh lớn nhỏ hồi tết Mậu Thân, Quân Lực VNCH có bị thất bại ban đầu vì yếu tố bất ngờ của giặc nhưng không đáng kể. Nhưng chỉ ít ngày sau, toàn quân đã lấy lại được thế chủ động và làm chủ được các chiến trường, đẩy lui và thanh toán địch trên mọi mặt trận. Nhiều nhà quan sát thế giới lúc đó nhận định rằng, phải mất ít nhất là nhiều năm sau, quân CS Bắc Việt mới chỉnh đốn lại được hàng ngũ. Như thế đấy, quân dân miền Nam có thể tự tin và tự hào rằng nếu cứ thả sức so găng “một chọi một” với VGCS, QLVNCH chắc chắn không thể nào thua. 
   Thế nhưng vì có những bàn tay phản phúc của người miền Nam, VNCH thua VGCS năm 1963 và đã thất bại hoàn toàn năm 1975. Cả hai lần VGCS đều nhờ có sự trợ giúp đắc lực và hiệu nghiệm của một số thành phần tại miền Nam là Phật giáo Ấn Quang, lũ chính khách bất tài ham xôi thịt, bọn tướng tá võ biền, tham tiền, và phản phúc, trong đó Ấn Quang là nhóm chủ chốt. Ấn Quang cung cấp cán bộ tham mưu và chỉ đạo là những sư sãi, khơi mào nguyên nhân nổi loạn cho sinh viên học sinh và các thế lực thù địch chống TT Diệm và chính quyền VNCH, tạo môi trường thuận lợi cho CS hoạt động. Đây hoàn toàn không phải là chuyện bịa đặt. Lịch sử đã viết như thế. Và hiện nay những người VN tuổi từ 50 sắp lên - nghĩa là vào năm 1975 đã có đủ trí khôn suy nghĩ - đều đã chứng kiến tận mắt như thế. Rõ ràng là nếu không có những thành phần phản phúc miền Nam thì QLVNCH đâu có chịu bó tay, và miền Nam làm sao mất nước. 
    Ngày nay VGCS lại vẫn bổn cũ soạn lại. Chúng đang nhờ bàn tay của Ấn Quang để mong chinh phục các cộng đồng tỵ nạn chúng ta. Nhìn sâu vào chuyện phong trào tưởng niệm nhà sư TQĐ bị thiêu sẽ thấy rõ. Qua bao nhiêu mánh lới, bao nhiêu đòn phép, bao nhiêu mua chuộc dụ dỗ, VGCS vẫn không thể nào khuất phục được khối người tỵ nạn. Chúng lại phải xài đến con bài Ấn Quang. Vấn đề khởi đi từ vụ VGCS trong nước tổ chức 50 năm ngày tưởng niệm nhà sư TQĐ. Điểm làm cho người ta dễ nhìn thấy vấn đề là lập tức các chùa phe Phật Giáo VN Thống Nhất, tức Ấn Quang, đồng loạt nhanh chóng hưởng ứng việc tưởng niệm này. Ý nghĩa sự tưởng niệm của Ấn Quang còn đi xa hơn VGCS trong nước rất xa.
      Không biết lần này Ấn Quang lãnh công được cái gì khi làm cùng một công việc cho VGCS như những năm xưa. Hành động này nếu họ tri tình thì là một chuyện khác. Nhưng nếu họ quá khinh xuất và thiếu ý thức thì họ đã phạm phải hai sai lầm nghiêm trọng. Thứ nhất là họ biến cửa thiền thành nơi dung túng chuyện thất đức. Thứ hai là họ làm những chuyện mà VGCS không còn dám làm nữa.
 
1. Cửa thiền dung túng chuyện thất đức -  Chùa Bát Nhã thuộc phe Ấn Quang tại Santa Anna nhân việc tưởng niệm nhà sư TQĐ bị thiêu đã làm một việc hết sức tệ hại. Đó là như trên đã nói, quật mồ TT Ngô Đình Diệm và chế độ VNCH lên để đấu tố. Việc này nếu thực hiện ngoài chợ búa hay công viên gì đó thì người bàng quan khó chê trách được. Nhưng vấn đề là việc này lại được nhà chùa làm như là một phật sự. Chùa là nơi tôn nghiêm Đức Phật ngự. Chùa là nơi cầu siêu, giải oan cho người quá cố chứ không phải chỗ hạch tội người đã chết. Chùa là nơi mà chúng sinh bèo bọt đắm chìm trong bể khổ, ngụp lặn ngoài bến mê tìm đến để được độ trì, được giải thoát, chứ không phải nơi gây thêm thù hận, tạo thêm oan khiên. Đáng tiếc là các nhà sư Ấn Quang đã biến cửa thiền thành nơi cho lũ người lòng lang dạ sói lộng hành.
 
2. Làm những điều mà VGCS không dám làm -  Thật vậy, để ý mà coi, trong các cuộc lễ tưởng niệm nhà sư TQĐ tổ chức ở trong nước, bọn VGCS, thằng lớn thằng nhỏ không có đứa nào dám mở miệng vu vạ, đặt điều, nói xấu, hoặc gieo tiếng ác cho TT Ngô Đình Diệm. Nhưng nhà chùa của Ấn Quang tại hải ngoại đã làm. Sau ngày TT Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu bị thảm sát thì những cái loa tay sai VGCS mở volume tối đa để nói xấu, bôi nhọ, kể tội về dòng họ Ngô Đình hết sức là bất nhân. Nào là TT Diệm sống xa hoa, tằng tịu với em dâu là vợ của cố vấn Ngô Đình Nhu. Nào là bà Nhu là một người đàn bà dâm loan, trác táng. Nào là gia đình họ Ngô tham nhũng, buôn lậu, tiền của như núi gởi ở ngân hàng Thụy Sĩ. Nào là hầm chôn người chỗ này, nơi tra tấn chỗ nọ v.v. Nhưng ngày nay, khi sự thật phơi bầy ra ánh sáng khác hẳn những điều chúng tuyên truyền vu cáo thì bọn VGCS đã phải bịt những cái ống loa lại.
 
     TT Diệm bị giết, khám xét trong người ông chỉ có nửa bao thuốc lá Bastos và cỗ tràng hạt, không tiền bạc, không kim cương hột xoàn. Trong dinh chẳng thấy phòng làm tình, máy kích dục đâu, không của chìm của nổi, cũng không có đường hầm nào hết. Những người hầu cận bên cạnh Tổng Thống xác nhận ban đêm ông ngủ trên chiếc phản gỗ đơn sơ trải chiếu, bữa ăn thường ngày là tô canh rau với khứa cá kho. Ông Ngô Đình Nhu thậm chí cũng không có nổi mái nhà riêng để ở. Vợ ông, bà Trần Lệ Xuân, may mắn ở ngoại quốc trong ngày “doomday” của đất nước nên tránh được cái chết. Nhưng cho đến ngày nhắm mắt cách đây khoảng gần một năm, bà sống nghèo khó đến nỗi phải nhờ vả một bà hảo tâm người Ý cưu mang cho chỗ ở. Khi ông cố vấn Ngô Đình Nhu bị thảm sát, bà hãy còn trẻ, nhưng suốt cuộc đời còn lại, bà tránh tiếp xức, sống ẩn dật, tịnh khẩu như một nữ tu nhà kín (Carmelite) để thủ tiết thờ chồng, nuôi con và giúp việc nhà thờ.
 
     Từ đó, tất cả những tố cáo bịa đặt hoàn toàn do ác ý của bọn VGCS và tay sai trước kia đã trở thành trơ trẽn và lố bịch. Nhất là khi dư luận đã biết rõ cái bản mặt tồi bại và đê hèn của tên chó đẻ Hồ Chí Minh, thấy cái đảng ăn cướp của hắn xấu xa khốn nạn đến cỡ nào, thì việc tuyên truyền bôi bẩn gia đình TT Diệm của chúng càng bị người dân chán ghét và nguyền rủa. Đem so cuộc đời và lối sống của thằng Hồ chó đẻ với TT Diệm thì rõ ràng là ác quỉ và hiền nhân.
 
     Bọn ác ôn bị khóa mõm không còn dám sủa bậy nữa là vì thế. Thế nhưng nhiều thầy chùa và đám đệ tử của Ấn Quang vì tính đố kỵ và lòng thù hận mù quáng đã không upgrade những cái ống loa cho đúng với tần số của sự thật đã được phơi bầy, mà vẫn lải nhải luận điệu bôi nhọ, đổ oan, và vu cáo TT Diệm và nền Đệ I Công Hòa. Cái khôn của của lũ bất lương vô học (VGCS) và cái ngu dại của bọn có học nhưng lại bất trí khác nhau là ở chỗ này. Bọn vô học bất lương không nhai lại. Trái lại, bọn trí thức bất trí nhai lại như loài trâu bò. Loài trâu bò nhai lại nhưng chúng tiêu hóa được những cái đã nuốt vô. Bọn trí thức bất trí nhai lại những tư tưởng VGCS nhét vào đầu chúng nhưng không bao giờ tiêu hóa nổi. Những luận điệu cũ rích của nửa thế kỷ về trước VGCS đã chôn vùi vì đã quá đát (date) thì nay bọn trí thức bất trí lại lải nhải nhai lại như trâu bò nhai cỏ. Vẫn là Ngô Đình Diệm (NĐD) gia đình trị, Công Giáo trị, bán nước cho Vatican, NĐD đàn áp Phật Giáo, giết phật tử và những người yêu nước, NĐD mưu toan bắt tay với VGCS v.v.

     Bọn trí thức trâu (nhai lại) đã lược bỏ bớt đi những tội tham nhũng làm giầu, sống xa hoa, dâm loạn của gia đình họ Ngô vì nói ra “mắc cỡ quá” nên phải câm họng. Cuộc đời thanh bạch và đạo đức của cố TT Diệm và lối sống tu hành và nhân cách cao quí của bà Ngô Đình Nhu sau khi ông cố vấn bị sát hại một phần nào đã khóa mõm cái dã tâm của bọn chúng. Chúng chỉ còn dám đưa ra những điều tố cáo vu vơ có tính cách chính trị mặc dầu phần lớn đã được bạch hóa nhưng ít người dân bình thường có thì giờ và điều kiện để biết cho tường tận. Những điều quan trọng bọn trí thức trâu nhai lại là: TT Diệm đàn áp Phật Giáo, giết 300.000 phật tử ở miền Trung, chính quyền NĐD công giáo hóa đất nước cho Vatican, và TT Diệm mưu toan bắt tay với CS miền Bắc.
      Những điều tố cáo trên đúng, sai ra sao sẽ được bàn đến ở phần ba.
 

LÀM TÁI DIỄN LỊCH SỬ:  MƯU TOAN THẤT BẠI
                                   (phần 3)
              
Sự thật về những điều tố cáo
      Cái não trạng tự tôn của Ấn Quang luôn luôn: Công giáo là đạo ngoại nhập nên phi dân tộc và trong huyết quản có dòng máu bán nước. Còn Đạo Phật mới là đạo Dân Tộc. Phật giáo và Dân Tộc là hai phạm trù không thể tách rời nhau. Lối phỉnh gạt phật tử ngây thơ “Phật Giáo và Dân Tộc” của Ấn Quang chẳng khác gì VGCS tuyên truyền nhồi sọ người dân ít học “Dân Tộc và chủ nghĩa xã hội.” Hai lối nhồi sọ giống nhau như hai giọt nước. Cuối cùng thống nhất thành một tập ngữ chung: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội. Bị nhồi nhét như thế, nên ngày nay người ta đọc thấy trên một số trang web tiếng Việt nhiều nick ma nick quỉ ngày đêm ra sức gào thét: Công giáo bán nước, Công Giáo làm tay sai cho đế quốc, Vatican là đế quốc gian ác nhất của loài người. Chúng ta là 93% dân tộc, chúng ta không sợ chúng …Khiếp đảm hơn nữa là những lời lẽ hết sức man rợ khiến người đọc phải băn khoăn: không lý cũng là của đạo Phật Ấn Quang (?): Giêsu là đứa con hoang. Maria là con điếm … Nghe mà lạnh người và nổi gai ốc. Người viết ngày còn rất nhỏ cũng được dậy gào thét như thế: … diệt phát xít, giết bầy chó đê hèn của chúng … Phát xít là ai? Là mấy người có đôi ba mẫu ruộng, là mấy ông lý trưởng, trương tuần trong làng chứ có ai đâu. Bây giờ nghe những tiếng gào thét thì sợ lắm. Không biết có phải những tiếng gào thét kia là của các vị trí thức trâu hay không, vì phần nhiều chúng mang mặt nạ (nickname) nên khó xác định. Nhưng chúng đều vỗ ngực khoe khoang là dân tộc cả.
 
     Suy cho cùng thì cội nguồn của mọi vấn đề tang thương hiện nay của Dân Tộc VN trong cũng như ngoài nước, thẩy đều phát sinh từ chỗ người ta vì tham vọng chính trị, ai cũng muốn nắm độc quyền hai chữ DÂN TỘC để thủ lợi. VGCS xưng mình là dân tộc. Ấn Quang tự nhận họ 93% mới là dân tộc. 7% kia là theo Tây, theo Vatican bán nước. VGCS là bọn phi dân tộc hiển nhiên khỏi nói rồi. Nhưng còn Ấn Quang và bọn trí thức trâu? Chúng ta hãy thử xem họ dân tộc ở chỗ nào.
 
1. Công Giáo theo Tây - đạo ngoại nhập  
     TS trâu Huỳnh Tấn Lê kiếm ở đâu ra cái ý tưởng tồi tệ này để nhét vào miệng một người đã chết là ông cố vấn Ngô Đình Nhu? Lê thuật lại lời ông Nhu: “Cầm quyền 10 năm nữa, chế độ này sẽ Ki-Tô hóa toàn thể dân Việt, một việc làm mà các Hội Truyền Giáo Tây phương không làm nổi trong hơn 400 năm.”
     Phải chăng vì lý do sợ mất đi tỷ lệ 93% quần chúng mà PG Ấn Quang phịa ra, tuyên truyền để tìm cách triệt hạ chính quyền của TT Ngô Đình Diệm mà tới nay Huỳnh Tấn Lê mới công khai nói huỵch toẹt ra? Nhưng họ lại thiếu tự tin, đại khối dân tộc của họ nắm trọn 93% dân số thì chính quyền Ngô Đình Diệm với thiểu số 7% làm sao có thể thọ được 10 năm? Phần lớn bọn tướng lãnh khố xanh khố đỏ, bọn chính khách chạy rông đều đứng sau lưng họ nữa kia mà. Vậy thì làm sao họ phải sợ? Họ vơ vào cho mình chữ “dân tộc” nhưng chắc chắn là họ đã không đọc lịch sử.
 
     Sách Khâm Định Việt Sử cho biết năm 1533 dưới thời Nguyên Hòa nguyên niên Lê Trang Tônggiáo sĩ Ignatio đến giảng đạo tại các làng Ninh Cường, Quần Anh thuộc huyện Nam Chân tức Nam Trực và làng Trà Lũ huyện Giao Thủy. Đến năm 1847 đời Thiệu Trị, tức 3 thế kỷ sau (1533 – 1847) cuộc xung đột giữa Pháp và triều đình lần đầu tiên mới xẩy ra. Suốt 3 thế kỷ liền, người công giáo VN bị bắt bớ, tàn sát, và đầy ải chỉ vì lý do duy nhất: họ theo đạo Chúa. Làm gì có bóng dáng thằng thực dân nào trong 300 năm đó đâu để mà theo. Như vậy người công giáo nào rước thực dân vào VN? Các giáo sĩ chỉ giảng đạo, họ có mua nước đâu mà bán. Vả lại một nhúm người mà đủ sức bán cái đại khối gần 100% kia sao?
 
     Nhưng xin mời đọc sử của Trần Văn Sơn để biết một sự thật lịch sử. Sử gia Trần Văn Sơn viết: Đạo Phật lan vào đất Việt qua đường Ấn Độ Dương, và do các nhà cai trị Trung Quốc. (Trần Văn Sơn: Việt Sử Toàn Thư, p. 90.) Có nghĩa là đạo Phật vào VN qua hai đường: Tiểu Thừa đi đường biển Ấn Độ Dương vào miền Nam. Đại Thừa do bọn xâm lược Trung Quốc đem vào miền Bắc. Các sư sãi Phật giáo đầu tiên tại VN như Khương Tăng Hội (Sogdien Seng Houei,) Mâu Bắc (Meou Po) đều là Tầu khựa cả. Như vậy thì đạo nào là đạo dân tộc, đạo nào là đạo ngoại nhập?  NẾU (xin nhấn mạnh chữ NẾU) có người nào đó cắc cớ đặt ra vấn đề Phật Giáo đem Tầu khựa vào VN: Phật Giáo theo Tầu, thì Ấn Quang và bọn trí thức trâu nghĩ sao? Đặt điều gian ác, đổ lên đầu người khác, nhưng không dám nhìn nhận sự thật về mình. Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân. Tốt thì vơ vào cho mình, xấu thì trút cho người khác, đó là đặc điểm dân tộc tính của Ấn Quang, lũ trí thức trâu, và bọn Giao Điểm?
 
     PG Ấn Quang (tôi không nói toàn thể PG đồ VN) cay cú việc truyền bá Kitô giáo trên đất VN, nhưng ngày nay họ lại xây chùa, giảng kinh, và hoằng pháp tại Mỹ và tại các nước theo Kitô giáo. Họ tự do thoải mái chứ có ai phiền hà gì họ đâu, bởi vì người tây phương tôn trọng tự do tôn giáo và ý thức được rằng tôn giáo nào cũng đều có khuynh hướng bành trướng cả. Tại sao họ không nghĩ đến chuyện đó và việc họ đang làm bây giờ để chứng tỏ rằng người VN có tinh thần dân tộc cao. Hay là phải như họ mới là có tinh thần dân tộc?
 
     Nhiều loại phật tử thừa cơ mượn gió bẻ măng, đứng trên đất của người Thiên Chúa Giáo thản nhiên chửi bới GH Công Giáo. Tại sao họ không đến làm chuyện đó trên những miền đất Phật như Thái Lan, Miến Điện, Cam Bốt v.v.có phải hợp lý hơn không. Có phải họ làm như thế mới tỏ ra ta đây có tinh thần dân tộc? Họ có thể chỉ ra được có người tín hữu nào dám lăng nhục đức Phật và Phật Giáo (nói chung) ở bất cứ đâu không?
 
     Họ không nhớ lại là trong khi bọn hải tặc Thái Lan cướp bóc và hãm hiếp họ khi họ vượt biển thì người Âu Châu Kitô giáo đã thuê tầu đến cứu vớt họ. Những quốc gia Phật Giáo không chứa chấp họ mà chỉ có những nước Kitô giáo Mỹ, Úc, Canada, và Âu Châu cho họ định cư và giúp đỡ họ? Tại sao họ chỉ thích định cư tại các nước Tây phương ảnh hưởng Kitô giáo mà không muốn sống tại các quốc gia Phật giáo như Thái Lan, Miến Điện, Lào, Srilanca v.v.? Có phải sự nghịch lý là tinh thần dân tộc của sư sãi Ấn Quang, trí thức trâu, bà bọn Giao Điểm?   
 
     Những cơ quan giúp họ làm thủ tục định cư, xin trợ cấp, dậy Anh văn, tìm nhà ở, tìm việc làm lo cho con cái họ đi học v.v.. không phải là nhà chùa, là Gia Đình Phật Tử mà là USCC (United States Catholic Charity,) Lutheran Church Charities. Họ chửi bới những kẻ làm ơn cho mình, chửi lan dần sang đến Giáo Hội Công Giáo, và cuối cùng chửi đến Thiên Chúa bằng những lời lẽ vô cùng thô tục và bẩn thỉu. Họ làm cho mọi người hiểu lầm rằng, ăn cháo đái bát là dân tộc tính của người VN!
 
     Rõ ràng là hai giai đoạn lịch sử, nhưng diễn biến của sự việc lại xẩy ra tương tự như nhau. Năm 1963, Ấn Quang khơi mào đấu tranh được VGCS và tay sai cuồng nhiệt hưởng ứng đã giật sập chế độ VNCH. Năm 2013, Ấn Quang quật mồ lịch sử lên, những cái loa VGCS và tay sai, bọn thời cơ lại hùa theo phụ họa, gây chia rẽ và muốn tiêu diệt nốt những con dân VNCH còn sót lại. Đây là những kẻ còn nặng lòng với quê hương, luôn ưu tư cho vận mệnh của Dân Tộc.
 
2. TT Ngô đình Diệm đàn áp Phật Giáo, giết 300.000 phật và những nhà ái quốc
 
     Đó là luận điệu nhai lại xuyên tạc của bọn trí thức trâu tại chùa Bát Nhã Santa Anna, tên sừng sỏ có hạng nhất trong bọn là tiến sĩ trâu Huỳnh Tấn Lê. Không nói dài dòng làm chi cho mệt, vì có rất nhiều bài viết đã trưng dẫn hồ sơ của phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc và nhiều nhân vật Mỹ nói về vấn đề này rồi. Liên Hiệp Quốc khẳng định không có vấn đề đàn áp Phật Giáo tại VN dưới thời TT Ngô Đình Diệm. Ở đây, chúng tôi nhắc lại cho bọn trí thức trâu biết để chúng khỏi mất công nhai lại. Vấn đề TT Diệm đàn áp Phật Giáo thì phái đoàn Liên Hiệp Quốc được phái sang VN điều tra về vụ này đã thông tri cho tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, tức cả thế giới, biết. Đây, câu kết luận ngắn và đầy đủ nhất của Phái Đoàn (hãy vểnh tai trâu lên mà nghe) là: Tại Việt Nam hoàn toàn không có chính sách kỳ thị áp bức hay khủng bố đối với Phật giáo trên căn bản tôn giáo. Ngay như người cầm đầu phong trào Ấn Quang chống TT Diệm vì lý do đàn áp Phật Giáo lúc đó là HT Thích Tâm Châu cũng không dám khẳng định TT Diệm đã đàn áp Phật Giáo. HT Tâm Châu nói: vấn đề kỳ thị thì tôi không dám nói có hay không có. Buồn cười thật, có lẽ thật tâm nói thế nhưng HT Tâm Châu lại bù lu bù la lên rằng TT Diệm đàn áp Phật Giáo để rồi xuống đường chống đối ông(!) Đúng là đời, c’est la vie! Tình, c’est l’amour! Sư, c’est le bonze! (thành ngữ tiếng Tây học trò VN ngày xưa tư biên tự diễn)
 
      Về vụ TT Diệm giết 300.000 phật tử thì phải giải thích thế nào? Tại sao sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ rồi, 300.000 gia đình của 300.000 phật tử bị giết và thân nhân của họ không một ai đứng ra tố cáo, mà 50 năm sau, ông tiến sĩ trâu Huỳnh Tấn Lê mới lên tiếng? Và còn cái thắc mắc này nữa là, tại sao TT Diệm không giết phật tử miền Nam mà chỉ giết phật tử miền Trung, quê hương của Tổng Thống? Thế có kỳ lạ không? Nên giải thích ra sao? Vậy thì những người bị giết mà TS trâu Huỳnh Tấn Lê nói là phật tử này là ai? Có phải chúng là những tên cán binh VC trong các mật khu Bình Trị Thiên, Nam Ngãi, Bình Phú bị QLVNCH hạ sát trong thời gian TT Diệm cầm quyền? Những tên VC này được tiến sĩ trâu Huỳnh Tấn Lê tước súng ống, dao găm, lựu đạn, lột bỏ chiếc nón tai bèo, đôi dép râu, chiếc khăn rằn, bộ đồ cứt ngựa, rồi mặc vào bộ đồ mầu lam để trở thành phật tử cho TS trâu Huỳnh Tấn Lê đứng ra tố cáo. Chỉ có cách giải thích như thế mới hợp lý. Tại sao Huỳng Tấn Lê lại thay đổi xác chết của những tên cán binh VC thành phật tử? Để làm gì? Hãy nhìn cho rõ tên trí thức trâu Huỳnh Tấn Lê này. Hắn là ai? Đừng có lộn.
 
     Họ tố cáo không bằng chứng TT Ngô Đình Diệm giết 300.000 phật tử, nhưng lại cố tình lờ đi chuyện các vua chúa theo đạo Phật cấm đạo và giết hại tín hữu công giáo ròng rã 3 thế kỷ liền, và cả chuyện họ đốt phá giết hại hai làng công giáo Thanh Bồ Đức Lợi ở Đà Nẵng mới có mấy chục năm nay. Giết người bất đồng tín ngưỡng là việc nghĩa, thể hiện tinh thần dân tộc chăng?  
 
     Họ kết tội TT Ngô đình Diệm là người công giáo. Nếu nói ông trị nước với tư cách là một tín hữu công giáo, thì hai ngàn năm qua, dưới nhiều triều đại, những nhà lãnh đạo quốc gia họ cai trị đất nước với tư cách là tín đồ của tôn giáo nào? Có phải người công giáo lãnh đạo đất nước là một cái tội, và chỉ có Phật Giáo phe Ấn Quang mới được quyền lãnh đạo đất nước? Những người tự nhận họ tranh đấu cho tự do tôn giáo tại sao lại kỳ thị tôn giáo?
 
     TT Ngô Đình Diệm chỉ vì muốn giữ vững chủ quyền của đất nước nên bị người Mỹ thuê bọn tướng tá phản phúc sát hại. Trong khi phật tử Dương Văn Minh được Ấn Quang đưa lên làm tổng thống (chinh lời nhà sư Thích Đôn Hậu nói ra) đã dâng miền Nam cho VGCS, và bây giờ đất nước rơi vào tay Tầu cộng. Thế nhưng Ấn Quang lại kết tội người bảo vệ chủ quyền của đất nước. Còn Dương Văn Minh hiến dâng đất nước cho VGCS thì lại vô tội chỉ vì hắn là đệ tử của Ấn Quang. Nói thật đi. Giả sử cho rằng chính quyền Ngô Đình Diệm làm cho đất nước điêu linh, thì 9 năm của nền Đệ ICH và 60 năm VGCS xích hóa toàn quốc, thời nào đất nước điêu linh hơn, Dân Tộc lầm than đói khổ hơn? Hiện tượng ngược đời là kẻ giữ nước thì bị kết tội bán nước, còn kẻ bán nước thì lại có công. Nghe như hao hao luận điệu của bọn dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
 
     Họ tố cáo TT Diệm giết hại những người yêu nước. Sự thật được phơì bầy là TT Ngô Đình Diệm đối đãi khoan dung và nhân đạo với những kẻ trực tiếp muốn giết chết ông như tên Hà Minh Trí, phi công Nguyễn Văn Cử, và lãnh tụ Hà Thúc Ký? Không có một tài liệu nào cho thấy TT Diệm trực tiếp ra lệnh hành quyết hay thủ tiêu ai. Nhưng Ấn Quang và bọn trí thức trâu tố cáo TT Ngô Đình Diệm giết hại những người yêu nước. Ai yêu nước bị giết?
 
     Tài liệu nào cho thấy TT Ngô Đình Diệm ưu đãi tôn giáo của ông. Không ai nói TT Diệm xuất công quĩ để giúp xây nhà thờ, trợ cấp tu sĩ công giáo đi du học v.v. Nhưng với Phật giáo thì tài liệu còn ghi lại rõ ràng. Thích Tuệ Giác thừa nhận: “Từ ngày Ông Diệm lên nắm chính quyền Chùa chiền tăng gấp đôi, điều ấy có thật.”Và Thích Nhất Hạnh cũng cùng một nhận định: “Từ 1956 đến 1963 thời của Tổng Thống Diệm, chùa chiền được xây nhiều hơn, các khóa đào tạo học tăng được mở liên tục, Lễ Phật Đản được tổ chức to lớn hơn, số tăng ni tăng một cách nhanh chóng.” Ấn Quang im thin thít việc TT Ngô đình Diệm giúp tiền bạc, đất đai để Phật giáo xây cất các chùa Xá Lợi, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Nam Thiên Nhất Trụ v.v. nhưng lại tự hào việc triều đại nhà Lýtrọng đãi những người đi tu, lấy tiền kho ra để làm chùa đúc chuông, sai quan lại sang Tàu lấy kinh Tam-tạng đem về để vào kho Đại-hưng. Ai dân tộc hơn ai?
 
     Đọc đến đây có lẽ có người nói bần bút là kẻ hoài Ngô. Cũng chẳng sao. Đúng ra kẻ hèn này nuối tiếc một dĩ vãng thanh bình, yên vui đã mất, thời còn đi học. Người viết chẳng bênh ai cũng chẳng oán ai, chỉ mong muốn trả sự thật lại cho lịch sử, đòi hỏi sự chính đáng cho một chuyện giết người. Nếu TT Diệm là người có tội đối với đất nước, và tội lỗi đó đáng phải chết thì tại sao Ấn Quang không đưa ông ra tòa để công lý kết án và đem ông ra pháp trường cát có phải danh chánh ngôn thuận không? Như thế có phải dân chủ không? Các sư sãi Ấn Quang xưa nay không phải luôn miệng nói tranh đấu cho tự do dân chủ sao? Họ không thể đổ lỗi cho bất cứ cái gì khác, bởi lẽ như họ nói, họ là 93% dân tộc. Hơn thế nữa, vào lúc quốc biến 1-11-1963, còn bao nhiêu tướng tá ủng hộ TT Diệm đâu. Quyền hành nhất là Trần Thiện Khiêm, tham mưu trưởng Liên Quân. Uy lực nhất là Tôn Thất Đính, Tổng Trấn Saigon kiên tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Nắm cán cân thành bại nhất là Đỗ Mậu, giám đốc nha An Ninh QĐ. Ngoài ra cả một lũ Minh, Đôn, Xuân, Kim v.v. có tên nào không là đồng minh của các thầy Ấn Quang. Một chuyện giết người dã man và bỉ ổi như vậy mà sư ông Tâm Châu mới đây vẫn cho rằng việc làm của mình là chính đáng!?
Thật đáng buồn!  (còn tiếp. Phần chót: TT Ngô Đình Diệm bắt tay với CS)
 
 
LÀM TÁI DIỄN LỊCH SỬ:  MƯU TOAN THẤT BẠI
(phần 4 và hết)
 
3. TT Ngô Đình Diệm bắt tay với CS
 3.1  Vén màn bí mật 
     Người viết xin ghi lại hai nguồn tài liệu có thể nói là đáng tin cậy nhất để quí bạn đọc đánh giá xem vấn đề hư thực như thế nào.
     Tài liệu thứ nhất là tiết lộ của ông Quách Tòng Đức, nguyên Đổng Lý Văn Phòng Phủ Tổng Thống, người làm việc kề cận và trực tiếp với TT Ngô Đình Diệm, trong cuộc mạn đàm với LS Lâm Lễ Trinh năm 2005 do LS Trinh ghi lại. Ông Quách Tòng Đức nói: “Trong giai đoạn chót của chế độ, có tin đồn trong quần chúng và báo giới Mỹ rằng cố vấn Ngô Đình Nhu đi đêm với CS kháng chiến để tìm ra giải pháp giữa Nam, Bắc. Chính ông Nhu có đề cập đến chuyện này trong vài phiên nhóm với tướng lãnh tại Bộ Quốc  phòng và ngày 23.7.1963 taị suối Lồ Ồ khi nóí chuyện với các cán bộ xây dựng Ấp Chiến lược khoá 13. Một nguồn tin khác cho biết ông Nhu xử dụng trung gian cuả bốn  đại sứ Roger Lalouette (Pháp), d’Orlandi (Ý), Goburdhun (Ấn dộ) và Manelli (Ba Lan), (hai ông sau là thành viên của Ủy ban Quốc tế kiểm soát đình chiến) cũng như Tổng lãnh sự Pháp ở  Bắc Việt  Jacques de Buzon  để  liên lạc với Hànội.”
 
     Trong cuộc mạn đàm, LS Lâm Lễ Trinh còn ghi nhận thêm: Ông QTĐ nói có nghe dư luận này nhưng không biết rỏ chi tiết.  Ông cũng có nghe xầm xì rằng ông Nhu đã gặp một đại diện Văn phòng Chính trị CS (Phạm Hùng?) trong lần đi săn tại Quận Tánh Linh, Bình Tuy. Ông Đức nghĩ đây chỉ là một đòn chiến thuật của ông Nhu để dằn mặt Hoa kỳ, Tổng thống Diệm không bao giờ chấp nhận giải pháp điều đình với Hồ Chí Minh. Hơn nửa, Hiến pháp VNCH có ghi rỏ chủ trương của Miền Nam Việt Nam chống chủ nghĩa vô thần.  Ông Đức còn xác nhận: một Tết Nguyên Đán trước 1963, một cành đào đỏ lộng lẩy được trưng bày nơi phòng khánh tiết Dinh Độc lập với tấm thiệp in tặng của “Chủ tich Nhà nước Cọng hoà Xã hội Miền Bắc”.
 
     Tài liệu thứ hai là cuộc phỏng vấn cụ Cao Xuân Vỹ, nguyên thủ lãnh Thanh Niên Cộng Hòa thời Đệ I VNCH, người hoạt động sát cánh bên cạnh ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, do nhà biên Khảo Minh Võ thực hiện. Dưới đây là những câu hỏi và trả lời quan trọng liên quan đến vấn đề chúng tôi trình bầy.
 
Minh Võ: Khi ông cùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy, ông Nhu có cho ông biết hai người họ bàn chuyện gì không?  
 
Cao Xuân Vỹ:  Lúc ấy thì không. Chỉ biết chúng tôi cùng đến Quận Tánh Linh ở đây có một vùng do Cộng quân kiểm sóat. Ban đầu cứ tưởng đi săn cọp như mọi khi. Nhưng đến nơi ông Nhu bảo chúng tôi ở ngoài, còn ông đi về phía trước độ vài trăm mét. Có Phạm Hùng chờ ở đó. Sau này về nhà tôi cũng không tiện hỏi ông Nhu. Nhưng qua những gì ông tự ý nói ra vào một lúc nào đó thì, nội dung câu chuyện trên một tiếng đồng hồ, gồm nhiều điều cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Có một điều mà phía họ rất quan ngại, nếu không bảo là sợ, rất sợ chương trình Ấp Chiến Lược. Họ yêu cầu cho biết ai là người chủ trương và mục đích để làm gì? Ông Nhu trả lời: đó chỉ là một chủ trương của chính phủ nhằm bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, ngăn ngừa sự xâm nhập, phá phách của du kích các ông. ...Các ông bảo cán bộ đừng tìm cách đánh phá làng xã, thì chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59. Cán bộ các ông có thể về sống với dân lành tại các ấp...
Về các điều kiện để hiệp thương thì nhiều lần Tổng Thống Diệm đã nói, phải có 6 giai đoạn:
– Bắt đầu bằng việc cho dân hai miền trao đổi thư tín tự do.
– Rồi cho dân qua lại tự do
– Thứ 3 là cho dân hai bên được tự do chọn đinh cư sang bên kia nếu muốn
– Thứ 4 mới đến giai đoạn trao đổi kinh tế. Ví dụ miền Nama đổi gạo lấy than đá của miền Bắc chẳng hạn.
– Qua được các giai đoạn đó rồi mới tiến tới hiệp thương .
– Và sau cùng là tổng tuyển cử.
 
Có lần ông Nhu tính với chúng tôi: Ông dự đóan rằng, nếu cho dân tự do chọn nơi định cư, thì căn cứ theo tình trạng về tự do dân chủ tồi tệ và kinh tế kiệt quệ của miền Bắc lúc ấy, sẽ có khỏang 3 triệu người dân sẽ dần dần vào định cư ở miền Nam. Vì vậy “mình” phải chuẩn bị đất cho dân. Ông cũng tính rằng hiện dân số miền Bắc có tới 23 triệu, trong khi dân số miền Nam chỉ có 17 triệu. Nếu có được 3 triệu dân Bắc vào định cư ở miền Nam thì dân số 2 bên sẽ cân bằng. Bầu cử tự do, với sự giám sát của Quốc Tế thì chắc mình sẽ thắng.20.

Minh Võ:
 Lần ông tháp tùng ông Nhu đi dự lễ đăng quang của quốc vương Marốc năm 1962, ông có cho biết là sau đó các ông đến Paris gặp ông Pinay, đại diện Tổng Thống Charles De Gaulle, bàn chuyện hiệp thương với ông Hồ. Lúc ấy có mặt giáo sư Bửu Hội không?
Cao Xuân Vỹ:
Dĩ nhiên là có. Vì giáo sư Bửu Hội là đại sứ của VNCH ở Marốc, và là bạn học với ông Nhu ở bên Pháp. Ông Bửu Hội lại từng là cố vấn cho Hồ Chí Minh. Nên trong việc này, có thể nói vai trò của ông Bửu Hội cũng quan trọng không kém ông Nhu. Ông Nhu và chúng tôi ở khách sạn Grillon cả tháng. Cuộc tiếp xúc xảy ra nhiều lần mà hầu như lần nào cũng có sự hiện diện của giáo sư Bửu Hội. Ông Nhu cho biết lúc ấy ông Hồ Chí Minh đã nhờ ông Jean Sainteny xin Tổng Thống De Gaulle giúp. Ông Hồ biết là ông De Gaulle đang có chủ trương trung lập Đông Dương, lại hận Mỹ đã “hất cẳng” Pháp. Ông Hồ nhờ Sainteny xin Tổng Thống De Gaulle can thiệp để tiếp xúc với Sài Gòn. Tổng Thống Pháp rất sốt sắng trong việc này. Sau chuyến đi này ít tháng thì xảy ra vụ ông Nhu “đi săn cọp” ở Tánh Linh.
Minh Võ:   Việc hai bên thù địch tính chuyện hòa giải thường phải có trung gian, và khi thưong thuyết cũng cần có người chứng kiến. Ví dụ hiệp định Giơ Ne Vơ trước khi Pháp và Việt Minh ký kết, thì đã có những cuộc thảo luận, bàn cãi, mặc cả kéo dài nhiều tháng. Vậy trong việc ông Nhu tiếp xúc với đại diện của Hà Nội, ngoài các nhà lãnh đạo Pháp quốc ra như Tổng Thống De Gaulle và ông Pinay ra có còn nước nào biết không?
Cao Xuân Vỹ:   Theo Tiến sĩ Ellen Hammer, tác giả cuốn A Death In November, thì trong buổi tiếp tân ra mắt của tân ngoại trưởng Trương Công Cừu vào cuối tháng 8 năm 1963, ông Nhu đã tiếp xúc với trưởng đoàn Ba Lan trong ủy hội Quốc Tế Kiểm Sóat Đình Chiến (ICC) là luật sư Mieczyslaw Maneli, lúc ấy có sự hiện diện của các đại sứ Ấn Độ, đại sứ Pháp, đại sứ Ý và đại diện Vatican. Đúng ra Maneli đã từ Hà Nội vào Saigon vào mùa xuân, trước đó khá lâu. Nhưng khi một số nhà ngoại giao, trong đó dĩ nhiên có đại sứ Pháp Lalouette, tiếp xúc được với Maneli để khuyên ông ta nên gặp ông Ngô Đình Nhu thì vụ Phật Giáo bùng nổ. Cho nên mãi đến cuối tháng 8 hai người mới có dịp gặp nhau tại buổi tiếp tân. Tiến Sĩ Hammer thuật lại rằng lúc ấy Maneli đang nói chuyện với đức Giám mục Asta, đại diện tòa thánh Vatican, thì thấy ông Ngô Đình Nhu cũng đứng đó không xa, đức Giám mục liền kéo Maneli đến giới thiệu với ông Nhu. Lập tức 3 nhà ngoại giao khác cùng tiến về phía họ. Đó là các ông Lalouette, đại sứ Pháp, D'Orlandi, đại sứ Ý và Goburdhun, đại sứ Ấn Độ, cũng là chủ tịch Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Sóat Đình Chiến. Tưởng cùng cần lưu ý là tân đại sứ Mỹ là ông Henry Cabot Lodge cũng có mặt trong cuộc tiếp tân này và cũng đứng cách đó không xa lắm.
Tiến Sĩ Hammer thuật lại nhiều điều trao đổi giữa hai người. Nhưng trong đó tôi chỉ chú ý tới việc ông Nhu nhấn mạnh đến mục đích đem lại hòa bình. Và trong lời đối thoại với Maneli, mà nhiều nghe được, ông Nhu thẳng thắn phê bình các chế độ thực dân, còn nhấn mạnh không chỉ phê bình người Tầu mà thôi, khiến nhiều nhà ngoại giao có mặt tự hỏi, không biết có phải ông nhắm gián tiếp đả kích cả Hoa Kỳ hay không. Còn Maneli thì hứa sẵn sàng giữ vai trò tích cực nhất. Sau đó Maneli nhận được giấy mời đến gặp ông Nhu tại dinh Gia Long vào ngày 02/09/1963. Về cuộc gặp gỡ này thì không thấy có tài liệu nào cho biết nội dung ra sao cả.

Minh Võ:  Về phía nhà cầm quyền miền Bắc, phản ứng của họ ra sao, và những đìều kiện họ đưa ra là gì?
Cao Xuân Vỹ:   Vẫn theo bà TS Hammer, tác giả cuốn A Death In November, thì khi ông Goburghun, đại sứ Ấn đi Hà Nội với tư cách chủ tịch Ủy Ban Kiểm Sóat Đình Chiến, đến gặp ông Hồ Chí Minh thì thấy ông ta chẳng những không thấy có gì ngăn cản cuộc hiệp thương với Saigon, ông ta còn bảo đại sứ Ấn: “Ngô Đình Diệm là người yêu nước theo cách của ông ta...hãy bắt tay ông ấy thay tôi, nếu gặp.“ Về ông đại sứ Ấn này, thì chính Maneli cũng cho rằng ông ta, cũng như dân Ấn đứng hẳn về phía anh em ông Diệm và sẽ rất buồn nếu “mất lá bài này“. Cho nên Goburghun, cũng như Lalouette, tìm mọi cách để tránh đảo chính. Nhất là ông Lalouette đã nhiều lần cố thuyết phục ông Cagot Lodge, nhưng không thành công.
     Khi Maneli đến Hà Nội trình bày kế hoạch theo sự hướng dẫn của các ông Lalouette và Goburghun, thì chỉ hai ngày sau Hà Nội đã có đáp ứng: Hà Nội sẵn sàng khởi sự thương thuyết bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, bí mật hay công khai. Bộ trưởng ngoại giao Xuân Thủy, theo chỉ thị của chủ tịch và thủ tướng sẽ sẵn sàng trình lên một danh sách những hàng hóa có thể trao đổi giữa hai miền.
Còn điều kiện, Hà Nội chỉ cần thấy Mỹ rút khỏi miền Nam, thì sẵn sàng bàn thảo về bất cứ vấn đề gì?Minh Võ: Về nội dung các cuộc thương thuyết, ông có tài liệu nào về tin đồn hồi ấy rằng sẽ có một chính phủ liên hiệp quốc cộng, hay một thứ liên bang Đông Dương không?

Cao Xuân Vỹ: Theo tôi, có lẽ tin đồn này phát xuất từ báo cáo của Maneli. Trong cuốn sách nói trên, Maneli có viết rằng ông ta hỏi Phạm Văn Đồng trước mặt ông Hồ về một khả năng có một thứ chính phủ liên bang với miền Nam, hay một thứ chính phủ liên hiệp không, thì Phạm Văn Đồng trả lời là, mọi sự đều có thể thương lượng trên cơ sở nền độc lập và chủ quyền tối thượng của dân tộc. Mấy lời trên, tác giả Maneli đã trích dẫn báo cáo tối mật của ông ta chỉ gửi cho chính phủ CS Balan, và tòa đại sứ Liên Xô ngày 10/07/1963. (hết trích)
 
 
 
3.2  Nhận xét
 
     Qua cuộc mạn đàm với LS Lâm Lễ Trinh, ông Quách Tòng Đức cho thấy hiểu biết của ông phần lớn cũng chỉ là nghe tin đồn. 2 sự kiện chính xác ông Quách Tòng Đức xác nhận: một là ông Nhu có đề cập đến chuyện này trong vài phiên nhóm với tướng lãnh tại Bộ Quốc  phòng và ngày 23.7.1963 taị suối Lồ Ồ khi nóí chuyện với các cán bộ xây dựng Ấp Chiến lược khoá 13. Hai là một Tết Nguyên Đán trước 1963, một cành đào đỏ lộng lẩy được trưng bày nơi phòng khánh tiết Dinh Độc lập với tấm thiệp in tặng của “Chủ tich Nhà nước Cọng hoà Xã hội Miền Bắc”. Cành đào Hồ tặng TT Diệm có thể coi là một xảo thuật chính trị, một hành động xã giao, một thông điệp kín đáo muốn gởi gắm … cái đó không ai biết. Nhưng chuyện ông Nhu tiết lộ với giới tướng lãnh và với cán bộ xây dựng ấp chiến lược được hiểu như thế nào? Tạo sao chuyện chính trị quan trọng nhất của đất nước ông Nhu không bàn bạc với Quốc Hội, với lãnh đạo đảng Cần Lao, Thanh Niên Cộng Hòa, Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia v.v. là những tổ chức chính trị nòng cốt hậu thuẫn cho chính quyền, mà lại đem nói tùm lum cho quân nhân và công chức là hai giới chỉ biết thừa hành? Ông Nhu có ẩn ý. Cái đó rõ ràng. Ông biết trong bọn tướng lãnh có đứa đang có ý định làm phản nên ông muốn nó nói đến tai người Mỹ?
 
      Còn đối với cụ Cao Xuân Vỹ,  những hiểu biết của cụ về vấn đề này xem ra cũng không có gì sáng sủa. Có thể nói cụ Vỹ không biết tường tận về nội dung kế hoạch của ông Nhu nếu có, mà cụ chỉ nói lại ý kiến của ông Nhu về vấn đề hiệp thương nếu có xẩy ra. Cụ kể lại những chuyện tiếp xúc ngoại giao đưa đến suy đoán về vấn đề này. Những tiết lộ trong cuốn sách A Death In November thì chỉ là những gì cụ đọc được  từ TS Hammer. Theo cụ Vỹ nhận xét thì  TT Ngô Đình Diệm không có đàn áp Phật Giáo. Ông Diệm bị Mỹ giết vì ông đã không đồng ý cho đem quân đội Mỹ vào VN. Nếu hiệp thương Nam Bắc là một cái bẫy của Hồ Chí Minh thì ông Diệm không phải là người dễ dàng lọt bẫy. Cụ Vỹ nêu bằng chứng, Các ông Hùynh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Phan Kế Toại đều nghe lời dụ dỗ của ông Hồ ra hợp tác. Các đảng phái quốc gia như Việt Quốc, Việt Cách của các ông Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hải Thần v.v... đều mắc bẫy tham gia chính phủ liên hiệp và nhận 70 ghế ở quốc hội mà không được bầu. Nhưng như cụ từng viết thì chỉ có ông Diệm không mắc bẫy. Hồ Chí Minh đã mời ông Diệm giữ chức bộ trưởng Nội Vụ nhưng bị ông Diệm từ chối thẳng thừng, trong lúc nằm đang ở trong bàn tay sinh sát của Hồ.
     Có một nghi vấn lớn. Đó là việc ông Nhu gặp Phạm Hùng tại rừng Tánh Linh như cụ Cao Xuân Vỹ tiết lộ. Phạm Hùng Ủy viên BCT, Ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương đảng, năm 1963 còn đang là Trưởng ban Thống nhất Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Nông nghiệp, Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước, Trưởng ban Tài mậu của Trung ương Đảng. Phạm Hùng ở Hànội giữ những chúc vụ này từ 1958 đến 1966. Mãi đến năm  1967 y mới vô Nam làm Bí thư Trung ương Cục miền Nam,Chính uỷ các lực lượng vũ trang miền nam.  Như thế thì việc ông Nhu gặp Phạm Hùng tại rừng Tánh Linh năm 1963 có đáng tin không?     Vấn đề gọi là “TT Diệm bắt tay với CS” cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu chính thức nào xác nhận và tiết lộ nội dung. Hồ sơ lưu trữ của VNCH nếu có để lại thì 50 năm qua đã không tránh khỏi bị những thành phần thù ghét TT Diệm lôi ra để kết tội ông. Sự việc nếu thật sư đã được định hình thì thiết tưởng cũng khó qua khỏi con mắt cú vọ của CIA Mỹ, và người Mỹ cũng chẳng cần phải giấu diếm làm gì. Nó đã được giải mật rồi. Phía CS miền Bắc, kẻ tham dự vào vấn đề (?) cũng chẳng cần ngâm tôm nếu việc này đã trở thành nghị quyết của Bộ Chính Trị đảng, vì đây là một đề tài có lợi cho chúng để tuyên truyền: “cả đến Ngô Đình Diệm cũng còn muốn hòa hợp hòa giải với CS.” Xem như vậy thì vấn đề chỉ là “dư luận” và nếu có thì cũng mới chỉ là bước thăm dò của đôi bên chứ chưa có gì chắc chắn.
     Vấn đề quan trọng đáng bàn không phải là chuyện có bắt tay hay không có bắt tay, mà là việc bắt tay có những thuận lợi và trở ngại gì, lợi ích và nguy hại đối với Dân Tộc ra sao. Tuy nhiên vấn đề này ngoài đề tài của bài viết nên xin được miễn bàn. Người viết chỉ đi tìm thực hư của lời tố cáo “TT Diệm bắt tay với CS.” Sự thực như thế nào thì đọc trên đây thiết tưởng quí bạn đọc đã nhận ra. Theo ngu ý thì nếu quả thật chính quyền của TT Diệm VÀO THỜI ĐIỂM đó (xin nhấn mạnh thời gian) chủ trương bắt tay với CS, trung lập hóa thành công hai miền Nam Bắc  VN, được các cường quốc và khối các Quốc Gia Không Liên Kết ủng hộ thì là một đại phúc cho Dân Tộc VN. Nếu sự việc xẩy ra như thế thì có thể tin được rằng VN đã không mất Hoàng Sa, Trường Sa và Biển. Ấn Quang và bọn trí thức trâu thiển cận không thấy được điều đó, lại hồ đồ nêu lên một vấn đề không có cơ sở để kết án người vô tội là một hành vi gian ác và thất đức.
 
IV.  Kết luận   (chung cho toàn bài)
     Quí bạn đọc không biết đã được nghe giáo lý Từ Bi của đạo Phật Ấn Quang bao bao giờ chưa? Xin mời đọc qua lời thuyết giảng của ngài HT Thích Đôn Hậu sau đây để biết: 
 -   Có người đến hỏi tôi : Bạch thầy, thầy dạy từ bi, tình yêu, xả kỷ để mang lại hạnh phúc cho người khác. Nhưng nếu có một thằng vô lại, lười biếng và hư hỏng, gặp cảnh khó khăn vì gạo tăng giá. Nó cầm dao đến nhà tôi bắt tôi phải đua gạo cho nó. Nếu tôi nghe nó tức là tôi dồn vợ con tôi vào chỗ chết đói; không nghe nó tức là để vợ con nó phải chết đói. Đàng nào thì cũng lỗi đạo từ bi. Thật là lưỡng nan, xin thầy giải quyết dùm …… Vậy phải xử trí thế nào đối với thằng vô loại đến nhà ăn cướp như thế ? Phải hành xử thế nào cho hợp đạo từ bi ?
     Tôi trả lời thế nầy: Người dân thường thì cầm gậy đánh thằng cướp năm trượng để đuổi nó đi ; nhưng người phật tử, thấm nhuần đạo lý đức Phật thi tôi khuyên đánh nó mười trượng. Bởi vì người thường lấy gậy đuổi trộm là chỉ để bảo vệ hạnh phúc riêng. Nhưng là phật tử, sau khi khuyên anh ta không được thì còn phải đánh thêm để cho nó thấm đòn tỉnh ngộ và để cứu các người khác ….. (hết trích)
      Ấn Quang đem áp dụng giáo lý từ bi của họ vào chính trị không sai một câu, một chữ. Vì thế Đệ I VNCH mới bị xóa bỏ, và TT Ngô Đình Diệm mới bị chết thảm. Thế nhưng thực tế cho thấy, đức từ bi nhường ấy của ông Đôn Hậu và đạo Phật Ấn Quang đã không cứu được ai. Trái lại càng làm cho quốc nạn và pháp nạn của họ trở thành trầm trọng thêm. Cái quốc nạn và pháp nạn tưởng tượng của họ ngày nào, bây giờ đã trở thành hiện thực và càng ngày càng đi vào bế tắc thê thảm. Thảm trạng của đất nước ngày nay và tình trạng đổ vỡ tanh banh của PG Ấn Quang là minh chứng không thể phản biện được. Ngày xưa, đứng trước vấn đề khó giải quyết của đất nước, ông hoàng Sihanouk của xứ Chùa Tháp thường làm nũng « em chả, em chả » và thoái vị. Xong rồi, ông lại yên vị như trước. Ông HT Quảng Độ ngày nay cũng muốn bắt chước Sihanouk để giải quyết các vấn đề của Ấn Quang? Kết quả chưa biết ra sao, nhưng đem phương pháp « em chả, em chả » giải quyết vấn đề chính trị để giải quyết vấn đề tôn giáo xem ra không mấy thích hợp và hơi tréo cẳng ngỗng. Nếu ông Quảng Độ từ chức luôn, tìm người kế vị có mưu lược và bản lãnh để giải quyết vấn đề thì hy vọng có kết quả hơn.
 
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất