Chiến tranh chính Trị phải là cái xương sống của chế độ VNCH
BX Trần Đình Ngọc
http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2012/09/bx-tran-inh-ngoc-chien-tranh-chinh-tri.html LTS- Trong Biến Động Miền Trung của Thiếu Tá Liên Thành có đề cập về vai trò của Thích Đôn Hậu là nhân vật quan trọng của PG Ấn Quang Miền Trung theo CS, vợ là bà Tuàn Chi Cả hai cùng hoạt động CS tại Miền Trung gây cái chết cho trên 6000 nạn nhân Mậu Thân 1968. Sau năm 1968, Thích Đôn Hậu và vợ Tuần Chi ra Miền Bắc hầu tên Đại Việt Gian Hồ Chí Minh. Đôn Hậu viết bài hảnh diện khoe "ba lẩn gặp Bác" , Khi tên đại việt gian HCM chết thì 4 tên công thần đứng gát hòm HCM có Thích Đôn Hậu.. Trần Văn Trung là con rễ của Bà Tuần Chi, nghĩa là con rễ của Đôn Hậu leo lên chức cao Cục Chiến Tranh Chính Trị Miền Nam VNCH. Xét ra không phải vì "tình cờ" mà Trần Văn Trung , Cục Chiến Tranh Chính Trị không có thái độ nào với những tên văn nghệ, trí thức việt gian nằm vùng tuyên truyền cho CS như Trinh Công Sơn. ..... Trần Văn Trung được đặt vào vị trí quan trọng của cục CTCT nhờ nhan sắt của vợ, là vũ khí ru ngủ CTCT, Những cái chết bị chôn sống, bị thắt cổ, bị cuốc bổ vào đầu bể sọ của hàng ngàn nạn nhân Huế, Trần Văn Trung "từ bi,vô cảm" không đem lại công đạo cho nạn nhân, và cũng không tố cáo tội ác của Đôn Hậu. Ra hải ngoại, Trần Văn Trung dùng chức vụ tướng lãnh Chiến Tranh Chính Trị VNCH để tiếp tục "phát huy" cho bọn việt gian giả sư tăng Ấn Quang. Đời sống thối nát của Trần Văn Trung bị vạch trần qua những bài tố cáo về cuộc tình tay ba của 2 ông tướng 1 bà (con gái bà Tuần Chi) thì rõ.
Trần Văn Trung qua Pháp tiếp tục bảo vệ cho PG- Ấn Quang, Đôn Hậu, Huyền Quang, Trí Quang, Quảng Độ và cơ sở Quê (đảng) của Võ Văn Ái . Trần Văn Trung chống đối, bôi bác cuốn Biến Động Miền Trung. Ông bị các diễn đàn vạch trần chuyện Bà Tuần Chi- Đôn Hậu Hồ Chí Minh nên đuối lý, im lặng. Một số tam bảo nô tiếp tục ra công viết bài xóa tội cho Đôn Hậu, xóa tội cho Trần Văn Trung. Đến năm 2012 các hoạt động của Võ Văn Ái, Thích Quảng Độ, chùa Điều Ngự chửi VNCH, chống VNCH đã rõ ràng. Chúng tôi mong rằng những người quân nhân CTCT chưa "giải ngũ" , còn sáng suốt xin dùng ngòi bút là vũ khí để vạch trần tội ác của bọn Việt gian hải ngoại, bọn CS nằm vùng trà trộn vào tôn giáo, xã hội, cựu quân nhân VNCH, văn nghệ, văn hóa, giáo dục, truyền thông báo chí v.v..
Trân trọng
Trần Văn Trung qua Pháp tiếp tục bảo vệ cho PG- Ấn Quang, Đôn Hậu, Huyền Quang, Trí Quang, Quảng Độ và cơ sở Quê (đảng) của Võ Văn Ái . Trần Văn Trung chống đối, bôi bác cuốn Biến Động Miền Trung. Ông bị các diễn đàn vạch trần chuyện Bà Tuần Chi- Đôn Hậu Hồ Chí Minh nên đuối lý, im lặng. Một số tam bảo nô tiếp tục ra công viết bài xóa tội cho Đôn Hậu, xóa tội cho Trần Văn Trung. Đến năm 2012 các hoạt động của Võ Văn Ái, Thích Quảng Độ, chùa Điều Ngự chửi VNCH, chống VNCH đã rõ ràng. Chúng tôi mong rằng những người quân nhân CTCT chưa "giải ngũ" , còn sáng suốt xin dùng ngòi bút là vũ khí để vạch trần tội ác của bọn Việt gian hải ngoại, bọn CS nằm vùng trà trộn vào tôn giáo, xã hội, cựu quân nhân VNCH, văn nghệ, văn hóa, giáo dục, truyền thông báo chí v.v..
Trân trọng
2012/9/5 Dat Nguyen <dongdtnguyen@gmail.com>
TRƯƠNG PHÚ THỨKính thưa quý vị đồng bào người Việt Quốc Gia tị nạn cộng sản,Đọc bài của ông Đỗ Xuân Tê đưới đây, tôi cảm thấy thất vọng khi thấy ông này dùng nhiều danh từ mà Việt cộng hay xài .Tôi không biết ông Đỗ Xuân Tê là ai, nhưng qua bài viết của ông về tướng Trần Văn Trung của Việt Nam Cộng Hoà, chắc ông Tê cũng là sĩ quan có chức sắc trong ngành Chiến Tranh Chính Trị của chính thể Việt Nam Cộng Hoà trước 30/4/1975 . Sau ngày ấy, không biết ông Tê có bị VC bắt đi "cải tạo" hay không, nhưng thấy ông đã bị "nhồi sọ" rồi, vì ông dùng nhiều danh từ của Việt cộng hay dùng, mà người Việt Quốc Gia ở miền Nam Việt Nam không dùng bao giờ .Đã là một sỉ quan CTCT thì phải có ý thức cao về chính trị, tuyệt đối không để VC nhồi sọ mình về ngôn ngữ, nhất là bây giờ ông đang ở hải ngoại, không bị áp lực, đe doạ gì của VC, mà lại tích cực sử dụng danh từ VC xài, làm như người Việt Quốc Gia ở miền Nam Việt Nam không có những danh từ để nói về những việc đó ! Dù bây giờ ông Tê đã không còn làm sĩ quan CTCT nữa, nhưng nếu ông ở hải ngoại và còn đứng trong hàng ngũ người Việt Quốc Gia chống Cộng, thì việc ông sử dụng rập khuôn danh từ VC xài như "chí ít, tụ điểm, giao lưu đời thường, thành viên, lời đồn thổi, đội ngũ giáo viên, trăn trở ..." quả thật là thiếu ý thức chính trị, ngoại trừ trường hợp ông không còn đứng trong hàng ngũ người Việt Quốc Gia chống Cộng nữa .Kính chào quý vịNguyễn ĐạtTôi nhớ khi thông báo với các chiến hữu trong ngành về tình trạng nguy kịch của tướng Trần Văn Trung khi nằm tại một bệnh viện tại Paris trước lễ Phục sinh, anh Lê Trung Hiền có viết mấy dòng sau:
Trung Tướng Trần Văn Trung, theo nhận định của chúng tôi, những quân nhân đã phục vụ nhiều năm tại Tổng cục Chiến Tranh Chính Trị, không phải là thánh, nhưng là một vị chỉ huy trưởng, một tướng lãnh QLVNCH đức độ và liêm chính, rất đáng kính trọng và quí mến.
Sự đánh giá chân tình và khách quan của người sĩ quan dưới quyền cũng là cách nhìn của đông đảo anh em chúng tôi, trong ngành nói riêng và các chiến hữu một thời sát cánh trong quân lực VNCH nói chung. Nếu vinh danh ông trong lễ phủ cờ một khi ông qua đời thì với tư cách một tướng lãnh, ông xứng đáng được tán tụng như một trong những khuôn mặt lãnh đạo có nhân cách lớn, một ông tướng vừa sạch, vừa đức độ, hết lòng phục vụ cho lý tưởng quốc gia và tập thể quân đội mà ông là một thành viên có mặt đến giờ phút chót của cuộc chiến.
Nay bệnh tình dù có qua cơn hôn mê, nhưng sức khoẻ cũng đã ở tuổi gần chín chục, tôi muốn viết ít hàng về ông chủ yếu là nhắc lại vài giai thoại về ông tướng đầu ngành để nếu bài viết có đến tay ông thì cũng là một điều an ủi, chí ít cũng có những đàn em, thuộc cấp còn nhớ đến ông trong niềm kính trọng, dù thế thái nhân tình có đảo lộn, quân đội có tan hàng, đất nước có sang trang.
Mười năm trùng hợp với nền đệ nhị cộng hòa dưới triều Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, người ta biết nhiều đến một khuôn mặt tướng lãnh: tướng ba sao Trần Văn Trung. Ông nổi tiếng vì đứng đầu một cơ quan đầu não về tinh thần của quân lực VNCH suốt mười năm liền, lại có bà vợ cựu hoa khôi nữ trung học Đồng Khánh (Huế). Hai người hay xuất hiện cặp đôi trong các Đại hội Nhạc trẻ tại Thủ đô nhân dịp gây quĩ Cây Mùa Xuân cho các chiến sĩ vào các năm chiến trường cao điểm cuối 60 đầu thập niên 70, với sự tham dự của cả chục ngàn giới trẻ Sài gòn tại các tụ điểm sân vận động Hoa lư và Thảo cầm viên.
Nhìn dáng vẻ bề ngoài với cặp kính trắng trên khuôn mặt đượm nét trí thức của một người ở tuổi 40 khi ông vừa đeo một sao và mới về nhậm chức Tổng Cục Trưởng CTCT, nhiều người không nghĩ ông là ông tướng. Nhìn bà ở lứa tuổi kém ông cả mười năm, người ta phải nhìn nhận bà có sắc đẹp sắc sảo, thon cao, đậm nét Tây phương. Trước đó nhiều năm ông có làm Tùy viên quân lực tại Tòa Đại Sứ VNCH tại Paris, nên trong lối giao lưu đời thường, hai ông bà rất lịch thiệp, cởi mở, mang phong cách ngoại giao hơn là những người đơn thuần trong gia đình binh nghiệp.
Cũng có thời có lời đồn thổi bà Hoài Nam thiên Cộng vì có bà mẹ nuôi là bà Tuần Chi, cựu hiệu trưởng trung học Đồng Khánh, người đã cùng thượng tọa Thích Đôn Hậu ra bưng theo Việt Cộng hồi Mậu Thân ở Huế. Thực chất phu nhân tướng Trung rất hiểu những người Cộng sản, lại có ý thức chính trị độc lập và chẳng ảnh hưởng gì khi có người trong gia đình theo phía CS. Ngược lại người ta hay khen bà có tướng vượng phu. Gần như vậy nếu ai tin tướng số. Trong cuộc đời làm tướng, ông chỉ một lần đảm nhiệm chức vụ tiểu đoàn trưởng (tiểu đoàn khinh binh số 27 đầu tiên của quân đội quốc gia hay hành quân trên vùng châu thổ sông Hồng), về sau theo nhu cầu phát triển của quân đội, ông chuyển sang làm các công tác tham mựu cao cấp tại Bộ Tổng Tham Mưu. Ông cũng có duyên với ngành quân huấn, có lần đã chỉ huy quân truờng võ khoa Thủ Đức, nơi đào tạo hàng chục ngàn sĩ quan trừ bị cho quân đội quốc gia. Khi chiến tranh đi vào cuộc đọ sức giữa hai ý thức hệ thì ông được chuyển về làm Tổng cục trưởng Tổng cục CTCT, một cơ quan mà mô hình tổ chức của nó bắt chước quân đội Trung hoa Dân quốc, nắm toàn bộ các công tác an ninh, tâm lý chiến, chính huấn, xã hội, quân tiếp vụ, văn hóa văn nghệ, báo chí và tuyên úy quân đội.
Có người nói ông là người của tướng Thiệu nên mới được giao một chức vụ nhiều quyền lực như vậy, thực chất hai ông là bạn cùng khóa võ bị Đập Đá (tiền thân của Khóa 1 Đà Lạt), vì tin cậy nhau trong thời buổi dễ có binh biến, lại biết tướng Trung không có mưu đồ chính trị và tham vọng cá nhân, nên tông tông đã buộc chân ông vào chức vụ này cho đến ngày tàn cuộc. Nói cho ngay cũng chẳng ông tướng nào có khả năng thích hợp hơn, nên khi được tín nhiệm trong trách nhiệm đầu ngành cũng một phần ông là con người luôn vì đại cuộc và chấp hành theo đúng vị trí của người lính. Chính ông cũng muốn giữ thế phi đảng phái trong quân đội, ông không để cho việc sử dụng các phương tiện của quân đội cho bất cứ liên danh nào, kể cả hai ông Thiệu-Kỳ. Ông Thiệu cũng không thể tổ chức hệ thống đảng trong quân đội miền Nam mà phải lấy đội ngũ giáo viên làm nồng cốt cho Đảng Dân Chủ của ông thông qua người cùng xứ là một Bộ truởng Giáo dục.
Về trình độ, tướng Trung là người có khả năng viết và nói, lại giỏi ngoại ngữ và thích đọc. Gần như những diễn văn hoặc huấn thị viết cho các lãnh đạo từ tổng tư lệnh đến tổng tham mưu trưởng trong các dịp lễ lớn đều có chấp bút của ông, riêng các diễn từ của riêng ông, ông viết lấy. Các văn thư tham mưu quan trọng, các kế hoạch, đề án nhằm nâng cao tinh thần binh sĩ hoặc phát động các chiến dịch địch vận hóa giải tuyên truyền của đối phương, ông không chỉ là người cho ý kiến mà tự tay chỉnh sửa, thêm bớt cho hoàn chính trước khi phổ biến đến các đơn vị để thi hành. Là người đứng đầu cơ quan phát ngôn của quân đội, nhưng ông ít khi xuất hiện trong các cuộc họp báo, rất thận trọng khi phát ngôn, đặc biệt những vấn đề nhạy cảm báo chí cần khai thác, nhất là dưới thời ông Thiệu rất nhiều vụ việc gây tai tiếng làm nản lòng chiến sĩ.
Nhưng ông cũng biết lắng nghe dư luận quần chúng và tập thể chiến sĩ. Bản tin đầu tiên trong ngày trên bàn làm việc là mục Điểm báo quốc phòng, soạn riêng cho ông để vừa nắm tình hình chiến sự vừa xem báo chí truyền thông họ nói gì, để từ đó chủ động sửa sai, nhưng kết quả cũng chỉ là hạn chế khi thực chất các tướng chỉ huy chiến trường vẫn có thói quen rừng nào cọp nấy, hùng cứ nhất phương và các cán bộ CTCT cấp quân khu tiểu khu phải bó tay, không thể sánh với cán bộ chính trị của đối phương khi họ kiêm luôn cấp ủy tay chân của Đảng.
Có một điều thú vị là dưới thời ông về tổng cục ngành CTCT đã chọn danh nhân Nguyễn Trãi làm Thánh tổ cho ngành. Nhân vật lịch sử đã soạn Bình Ngô Đại Cáo với câu danh ngôn lấy chí nhân thay cường bạo/đem đại nghĩa thắng hung tàn và các khóa đào tạo SVSQ hiện dịch cho truờng Đại học CTCT đều lấy các danh hiệu Nguyễn Trãi 1. NT2, NT3…Ngẫu nhiên có sự trùng hợp là phe Hà-nội họ cũng vinh danh Nguyễn Trãi làm danh nhân văn hóa, xếp cao hơn cả Nguyễn Du về văn học. Khi xóa sổ chế độ miền Nam, họ lên án ngành của tướng Trung đã phạm một tội ác là dám lấy nhân vật này làm thánh tổ, nhưng khi hằn học đọa đầy những người thua cuộc họ có biết đâu chính Nguyễn Trãi đã viết, “hận thù rồi kêu gọi trả thù thì oán mãi không thôi”.
Nhớ lại đêm 29 khi tiếng động cơ trực thăng của TQLC Mỹ nổ đều trên nóc tòa đại sứ Mỹ để vội vàng đưa những người di tản cuối cùng ra hạm đội 7 trước khi cuốn cờ, thì tuớng Trung vẫn bận rộn với những cú điện thoại tại văn phòng của ông, nằm ngay cạnh sứ quán Mỹ. Lúc này nội dung các cuộc nói chuyện không còn là những vấn đề chiến sự, mà thực chất ông muốn xem giờ tàn cuộc sẽ theo chiều hướng nào. Vốn thân với Đại sứ Pháp tại Sài gòn, ông được ông Méreìllon đoan chắc sẽ có một giải pháp cho vấn đề Việt Nam, thuận lợi cho cả bốn bên. Đại để miền Nam sẽ trung lập, ranh giới có thể mất Huế và mấy tỉnh miền Trung. Chuyện Sài gòn đổ máu là không thể có. Quá nửa đêm, ông sốt ruột lại thăm dò bên văn phòng Dương Văn Minh, nơi đây cho biết phía Bắc Việt đổi ý. Giải pháp do Đại sứ Pháp làm trung gian không thành. Sài gòn thực sự đi dần vào hôn mê. Vũ Văn Mẫu cho phát lời đuổi Mỹ ra khỏi nuớc, chuẩn bị cho tiến trình buông súng của phe miền Nam vào sáng hôm sau.
Sáng 30, tướng Trung nhận được lệnh trở lại Bộ TTM để họp với tướng Vĩnh Lộc,Tổng tham mưu trưởng giờ thứ 25 của miền Nam. Họp khoảng một tiếng, xuất hiện chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, ông này vừa được DVM cử làm Tham mưu trưởng liên quân. Viên tướng một sao tỏ lộ ngay trong phiên họp ông là người của…Mặt trận giải phóng. Sau đó nghe kể lại, hai tướng cấp cao nhất của quân lực VNCH và vài người nữa ra bến Bạch Đằng, lên một con tàu nhỏ của Hải quân trực chỉ Cần Giờ. Khi tàu còn trên sông Lòng Tảo, cũng là lúc Dương Văn Minh kêu gọi tập thể chiến sĩ của ta buông súng. Con tàu đi thoát, tướng Lộc vào Mỹ (ông mới mất cách đây vài năm), tướng Trung đi định cư tại Pháp, nơi ông có mối quan hệ lâu đời từ ngày làm việc tại Sứ quán VNCH ở Paris.
Ra hải ngoại, ông hiểu thời và thế, ông sống ẩn dật tại vùng ngoại ô Paris. Nhưng nỗi hoài niệm về một thời Sài gòn vang bóng vẫn thôi thúc trăn trở trong ông. Ông vẫn đứng sau cộng đồng người Việt hải ngoại tại Pháp và tích cực hỗ trợ các hoạt động của tổ chức này trong các cao trào đấu tranh nhân quyền và tự do đích thực cho Việt Nam. Ông tham dự đều đặn Ngày Quân lực mỗi năm và Lễ Chiến sĩ trận vong của Pháp. Qua báo chí hải ngoại, họ hay đưa tin và hình ảnh ông đăng đàn phát biểu rất sâu sắc trong những dịp lễ này.
Ghi lại ít giai thoại và đôi điều tôi biết về ông không nhằm tâng bốc chân dung một vị tướng một thời chúng tôi phục vụ dưới quyền, mà trong thiện ý chỉ muốn chia sẻ góc nhìn về một phần đời của ông khi chính ông cũng như chúng tôi là chứng nhân của tấn bi kịch lịch sử còn phải nhắc nhớ nhiều những thập niên sau.
Đỗ Xuân Tê
(nhân tháng tư đen lần thứ 37)TIÊU SỬ CỦA TRUNG TƯỚNG TRẦN -VĂN -TRUNGTrung Tướng Trần Văn Trung,Tổng Tham Mưu Phó QLVNCH kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục CTCTTIỂU SỬ CỦA TRUNG TƯỚNG TRẦN -VĂN -TRUNGCỰU TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊQUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA* Ngày, nơi sinh : 14/02/1926, tại Làng Đốc Sơ, Huyện Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên (Huế)* Số Quân : 46.200.975.* 1936 - 1946 : Tu học ở Đệ Tử Viện, Dòng Chúa Cứu Thế (Congrégation du Très Saint Rédempteur) Huế.* 1946 : Xuất Đệ Tử Viện Dòng Chúa Cứu Thế.* 1949 : Tốt nghiệp Sĩ quan với cấp Thiếu úy, Khóa Phan Bội Châu, Trường Sĩ Quan Việt Nam Huế, (còn gọi là Khóa I Sĩ Quan Đập Đá, Huế) sau được đổi ra là Khóa I, Trường Võ Bị Quốc Gia.* 1949-1950 : Tu nghiệp Bộ Binh, ở Trường Saint Cyr (Coëtquidan ở Pháp.)* 1951 : Phục vụ đơn vị chiến đấu, ở Đệ II Quân Khu (Vùng I Chiến Thuật sau này)-Sáng lập và chỉ huy Trường Võ Bi Địa Phương Trung Việt. (Đệ II Quân Khu)-Thủ khoa, Khóa Tham Mưu và Chỉ huy Chiến Thuật, ở HàNội-Liên Đoàn Lưu Động 2I của Đệ II Quân Khu.* 1956 : Thăng cấp Trung Tá và giử chức Tư Lệnh Phó Đệ II Quân Khu* 1957 : Giám đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý Bộ Quốc Phòng, kiêm Trưởng Phòng V Bộ Tổng Tham Mưu, thay thế Trung Tá Nguyễn Phước Đàng.* 1957 : Tùy Viên Quân Sự, cạnh toà Đại Sứ VNCH tại Pháp, thay thế Trung Tá Quách Xến.- Thăng cấp Đại Tá tạm thời.* 1960 : Thanh Tra Thanh Niên miền Bắc trung Nguyên Trung Phần.* 1962 : Nhậm chức Tham Mưu Phó Bộ Tổng Tham Mưu QL/VNCH.* 1964 : (30/01) Nhậm chức Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Đàlạt, thay thế ThiếuTướng Trần Tử Oai.-Bàn giao chức Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Đalạt cho Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Kiễm.-Nhậm chức Tham Mưu Phó Nhân Viên, kiêm Trưởng Phòng 1, Bộ Tổng Tham Mưu.* 1965 (20/02) Nhậm chức Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh Thủ Đức, thay Chuẩn TướngCao Hão Hớn.- (01/11) Vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức.* 1966 (02/12) : Nhậm chức Phụ Tá Chiến Tranh Chính Trị Tổng Tham Mưu Trưởng, Bộ Tổng Tham Mưu, kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị Bộ Quốc Phòng, thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Bão Trị.* 1967 - Vinh thăng Thiếu Tướng nhiệm chức.* 1968 & những năm kế tiếp :- Vinh thăng Thiếu Tướng thực thụ- Trung Tướng nhiệm chức và- Trung Tướng thực thụ.* 1975 : Vì quyết tâm ở lại để thi hành nhiệm vụ nhưng sau khi Tướng Dương văn Minh do tình thế đưa đẩy, trở thành Tổng Thống và cũng là Tổng Tư lệnh QLVNCH ra lệnh trên dài phát thanh ngày 30/04, là các chiến hữu QLVNCH hãy buông súng, Trung Tướng Trần văn Trung (đã cùng Trung tướng Vĩnh Lộc), vào phút chót dã quyết dịnh rời Viet Nam bằng đường biển với phương tiện bất đắc dĩ.* Sau 7 ngày đêm thì đến Subic Bay và được di chuyển bằng C130 của Hoa Kỳ đến Guam cùng ngày.* Sau khi bộ đội CSBV cưỡng chiếm Miền Nam, gia đình Trung Tướng Trung còn có ba người con đầu (2 trai, 1 gái) phải kẹt lại ở Việt Nam.* Tháng 07/75, Trung Tướng Trung & phu nhân sang định cư tại Pháp.* 1979 : Ba người con còn kẹt tại Việt Nam được đoàn tụ với gia đình tại Pháp._____________________________________________________________________________Huy Chương :- Bảo Quốc Huân Chương đệ Tam đẳng.- Anh Dũng Bội Tinh với Ngành Dương Liễu & Các Huy chương khác của VNCH.- Merit Medal của Hoa Kỳ.- Vân Huy Bội Tinh (Cloud Medal) của Trung Hoa Dân Quốc.- Security Medal, của Đại Hàn Dân Quốc._______________________________________________________________________________Điều đáng ghi nhận là trong thời gian khá lâu dài ở cương vị Tổng Cục Trưởng TCT/CTCT, Trung tướng Trần Văn Trung đã có nhiều nổ lực, trong những vấn đề tối quan trọng như :* Đẩy mạnh công tác GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ trong Quân đội, để cũng cố lập trường và* Tranh đấu CHỐNG NẠN THAM NHŨNG và tệ đoan lính ma lính kiểng…để gia tăng hiệu năng cho Quân đội.* Phát động chiến dịch « CHÂN TRỜI MỚI », để giảm thiểu bất công trong đơn vị và cải thiện đời sống cho người Lính.* Chăm lo “PHÚC LỢI” cho gia đình Chiến sĩ, với tổ chức QUÂN TIẾP VỤ để cung ứng nhu yếu phẩm cho Quân nhân - các công tác XÃ HỘI - GIÁO DỤC - VĂN HÓA - xây dựng THANH THIẾU NIÊN của Quân đội, qua phong trào « HƯỚNG ĐẠO QUÂN ĐỘI ».Chỉ trong vòng 2 năm, đã quy tụ được hơn 60.000 Hướng Đạo Sinh, nam nữ… trong hai ngành Thiếu và Ấu.* Một vấn đề đáng đặc biệt ghi nhận nữa, là « CÔNG TÁC CHIÊU HỒI » cán binh CS/BV.Tổng Cục CTCT đã rất tích cực và đã đạt được nhiều thành quà trong công tác Chiêu Hồi.- Kể từ 1962 đến 1975, đã tiếp nhận trên 178.000 cán binh CS hồi chánh, với tư cách cá nhân, hoặc tập thể cấp trung đội.- Trong hàng ngũ hồi chánh viên, có nhiều cán bộ cao cấp của đối phương như Đại tá Tám Hà, Trung tá Lê Xuân Chuyên, Trung tá Huỳnh Cự v.v.- Kế hoạch CHIÊU HỒI nầy, đã tiết kiệm được bao là xương máu cho các chiến hữu QLVNCH !Trung Tướng Trần Văn Trungông Tướng lại bị "lãnh đạn" của người cùng đứng chung chiến tuyến.
đã qua đời ngày 14 tháng Hai 2012 tại miền Nam California, thọ 83 tuổi.Trần Văn Trung
Trên nhật báo điện tử Take2Tango, tác giả Liên Thành có bài Trả Lời Chất Vấn Trong Bài Trịnh Công Sơn. Những bài viết của ông Liên Thành rất lôi cuốn người đọc vì nhiều chuyện thực hư của một thời hỗn lọan đau thương nơi mảnh đất cầy lên sỏi đá làm cả dân tộc điêu đứng lầm than. Ông Liên Thành là người trong cuộc và hơn nữa là người đã sống chết với những biến động, ở miền Trung.
Trong bài viết trả lời chất vấn này, ông Liên Thành viết:
“Để khỏi bị lộ, chiến dịch Bình Minh đã được tính tóan chi li, cố không bỏ sót tên nào. Tôi đã ký sẵn trên 2000 lệnh bắt. Chiến dịch được thực hiện khẩn cấp và ráo riết trong vòng 12 ngày, trên tòan lãnh thổ Thừa Thiên, Huế. Nhóm không quan trọng như đám Trịnh Công Sơn, chúng tôi tiếp tục để chúng sinh sôi nẩy nở chờ các “vụ mùa” tiếp. Xin kể một vài tên “lớn” rất nổi cộm tại miền Nam mà chúng tôi rất đau lòng khi khám phá ra trong chiến dịch Bình Minh.
Đó là Trung Tướng Trần Văn Trung, Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm, Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng. Những từ ngữ và kiểu cách hành văn của tác giả Liên Thành xác định một cách rõ ràng: Trung Tướng Trần Văn Trung là một cán bộ cộng sản hay ít ra cũng là một người nhận chỉ thị và thi hành các mệnh lệnh của đảng cộng sản Việt Nam. Tiết lộ của ông Thiếu tá Trưởng Ty Cảnh Sát Thừa Thiên ắt hẳn đã được lương giá một cách cẩn trọng và như một quả bom bộc phá giữa cộng đồng những người Việt tỵ nạn cộng sản trên thế giới.
1.- Căn nguyên của sự việc
Bà vợ của Trung Tướng Trần Văn Trung là con nuôi của bà Tuần Chi, một người phụ nữ rất nổi tiếng ở cố đô Huế và là hiệu trưởng trường nữ trung học Đồng Khánh. Bà Tuần Chi biến mất sau vụ tổng công kích của cộng sản dịp Tết Mậu Thân 1968. Ai cũng nghĩ là bà Tuần Chi cũng chịu chung số phận với hơn bẩy ngàn người dân vô tội đất Thần Kinh bị bọn cộng sản bắt đi hành quyết hoặc chôn sống. Sau này mới được biết bà Tuần Chi đã theo cộng sản thoát ly ra Hà Nội. Bà theo cộng sản không phải vì chủ nghĩa hay một mục đích chánh trị nào nhưng là vì mối tình với một tăng sĩ Phật giáo. Bà theo cộng sản vì bị rủ rê hay bị cưỡng bách theo người tình thì chẳng ai biết nhưng lại là một lợi khí để bọn cộng sản Hà Nội khai thác. Đối với người cộng sản thì Trung Tướng Trần Văn Trung chính là một đối tượng theo kiểu “thấy người sang bắt quàng làm họ” và đồng thời là một cái bia đỡ đạn cho chúng khi cần phải sử dụng. Người cộng sản dậy dỗ huấn luyện cho con cái đấu tố cha mẹ nhưng chúng cũng có dư thừa thủ thuật bài bản để lôi kéo tình cảm của con cái đối với cha mẹ. Bọn cộng sản xác quyết và tin tưởng rằng Trung Tướng Trần Văn Trung, một ông tướng mang ba sao của quân lực Việt Nam Cộng Hòa cũng là một con người với đầy đủ căn tính hỉ nộ ái ố và trong một trạng huống nào đó có thể rơi vào cái cạm bẫy của cộng sản.(Hình) Lễ Chiến-sĩ Trận Vong tại Pháp, cựu Trung Tướng Trần Văn Trung đang đặt vòng hoa trước Đài tử-sĩ QLVNCH.
2. - Thực chất của sự việc
Trong chiến dịch Bình Minh, Thiếu Tá trưởng Ty Cảnh sát Thừa Thiên Liên Thành bắt được cán bộ cộng sản Hoàng Kim Loan mang quân hàm trung tá đặc trách tình báo tỉnh Thừa Thiên. Trong khi bị thẩm vấn, Loan khai nhiều nhân vật trong hàng ngũ quốc gia có liên hệ với cộng sản. Một trong những nhân vật này là Trung Tướng Trần Văn Trung. Ông Trưởng Ty Liên Thành tin tưởng những lời khai của tên cán bộ này vì y đang nằm trong cái hàng rào của nhà tù và đặc biệt hơn nữa là khi được thẩm định bằng cái máy nói dối (lie detector) do một cơ quan tình báo Hoa Kỳ thực hiện, tên Loan đã được coi như “thành thật khai báo”.
Ngay sau khi đọc bài báo của ông Liên Thành, tôi đã có dịp chuyện trò với Tướng Trung. Ông đã không sửng sốt hay tức giận nhưng vẫn nhỏ nhẹ và điềm tĩnh như bản tính cố hữu. Ông không muốn nói nhiều hay dự định bất cứ một động thái nào để phân trần hay cải chính. Tôi nghĩ là tự con người ông và những ngày mặc áo lính của ông đã nói lên tất cả. Ông là một vị tướng không hề bị công luận đàm tiếu chê trách về bất cứ một chuyện gì. Ông là một vị tướng mà cho đến ngày hôm nay vẫn được đồng bào thương mến và thuộc cấp kính phục. Ông là một vị tướng chỉ rời khỏi nhiệm sở sau khi chiếc xe tăng của cộng sản Bắc Việt ủi sập cổng dinh Độc Lập.
Những quân nhân làm việc dưới quyền Tướng Trung đều có cùng một nhận xét, ông là một vị chỉ huy gương mẫu đáng kính phục. Tướng Trung cần mẫn và rất thanh liêm. Cả cuộc đời binh nghiệp của ông không có đến một tì vết nhỏ chứ làm sao lại có chuyện ông mang cả sự nghiệp và danh dự ra làm tôi mọi cho bọn cộng sản. Có thể nói ông là một vị tướng nghèo nhất trong hàng tướng lãnh của quân lực VNCH. Tính tình ông cởi mở, ôn tồn và bình dị nên rất được lòng mọi người. Ông chưa bao giờ to tiếng với thuộc cấp ngay cả khi họ phạm lỗi. Hàng năm vào dịp Tết, một số các cựu sĩ quan thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị ở Hoa kỳ đều người ít người nhiều gom góp chút ít để “ông thầy” ăn Tết. Tướng Trung rất ái ngại về chuyện này nhưng cũng không thể từ chối được tình nghĩa của những người một thời cùng ông áo trận giầy sô.
Những ngày hấp hối của VNCH, Tướng Trung cũng được người Mỹ nhiều lần liên lạc để giúp phương tiện đi ra khỏi nước nhưng ông đã từ chối. Buổi trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi nghe lệnh buông súng đầu hàng của Dương Văn Minh, ông chạy ra bến Bạch Đằng cùng một số người liều mạng lên một chiếc ca nô nhỏ chạy ra ngoài biển. Hôm sau tất cả may mắn được một chiến hạm của Hải Quân VNCH vớt lên tầu và đến Subic Bay ở Phi Luật Tân vào bẩy ngày sau. Bà Trung và người con út lọt vào được tòa Đại Sứ Mỹ vào buổi tối ngày 29 tháng 4 năm 1975 nhưng ba người con lớn bị kẹt lại. Mãi đến năm 1979, nhờ sự can thiệp của bộ ngọai Giao Pháp mà Tướng Trung có những quen biết thời làm Tùy Viên Quân Sự của tòa Đại Sứ VNCH ở Paris nên cả ba người con được đi Pháp đòan tụ với gia đình. Nếu Tướng Trung có những liên hệ với cộng sản thì ông phải ở lại để nhận lãnh đủ thứ huân chương bằng khen và những ân thưởng tiền bạc vật chất chứ sao ông lại liều lĩnh nhẩy lên chiếc ca nô nhỏ đem tính mạng ra thách đố với sóng to biển cả và nhất là phải để lại ba người con. Sáu tháng sau ngày đến Pháp, Tướng Trung xin được việc làm cho một công ty tư chuyên trách về các điều kiện an tòan của một hệ thống siêu thị. Ông làm việc liên tục cho công ty này đến ngày bắt buộc phải nghỉ hưu theo luật lao động của Pháp. Năm nay ông tám mươi ba tuổi, sức khỏe vẫn sung mãn và trí óc rất minh mẫn. Ông hiện cùng gia đình sống ở một thành phố nhỏ gần thủ đô Ánh Sáng của nước Pháp.(Hình) Y sĩ Đại Tá Hoàng Cơ Lân & Trung Tướng Trần Văn Trung.
Trở lại cái vấn nạn nhức nhối và rất “đau lòng” nhắm vào cá nhân Tướng Trung, những câu hỏi sau đây được đặt ra:
1- Ông Trưởng Ty Cảnh Sát Liên Thành khi thẩm vấn một cán bộ cộng sản mang quân hàm trung tá đặc trách về tình báo thì ít nhất phải biết rằng tên cộng sản này đã có sẵn những câu trả lời và khai báo. Những người làm công việc tình báo hay gián điệp luôn thuộc nằm lòng những lời đối đáp khi bị bắt. Lịch sử của mặt trận tình báo thế giới ghi chép lại nhiều trường hợp các điệp viên luôn có trong mình một lọai thuốc độc cực mạnh và chấp nhận tự sát bằng viên thuốc độc khi rơi vào tay quân thù. Bọn cộng sản đã điều nghiên rất kỹ lưỡng khi lôi Tướng Trung vào vây cánh của chúng. Trước hết là tạo được một sự dè dặt với cơ quan thẩm vấn vì bà mẹ nuôi của vợ Tướng Trung đang nằm trong vòng kiểm tỏa của bạo quyền Hà Nội. Sau nữa là gây ra những nghi ngờ rối loạn đi đến hiềm khích kịch liệt đấm đá lẫn nhau nơi hàng ngũ của những người quốc gia chống cộng. Một đòn phép rất quỷ quyệt và gian manh: một viên đạn bắn chết hai con chim. Ông Liên Thành với chức vụ của một Trưởng Ty Cảnh Sát đã quá ngây thơ đến độ tối dạ khi tin tưởng vào lời khai của một tù binh mà không hề xem xét kỹ lưỡng cũng như điều tra đến chi tiết để thẩm định và lượng giá lời khai của tù nhân này. Đặc biệt là lời khai của tên cộng sản này trực tiếp nhắm vào một ông tướng ba sao của Quân Lực VNCH. Ngoài một lời khai báo từ tên cộng sản này, ông Liên Thành không trưng ra được một bằng chứng hoặc dữ kiện nào về sự liên hệ của Tướng Trung với bọn cộng sản. Ngay cả trong trường hợp ông Liên Thành có được những tài liệu hay bằng chứng về sự liên hệ giữa Tướng Trung và cộng sản thì hẳn nhiên là những tài liệu hay bằng chứng này chỉ là những sản phẩm ngụy tạo để phục vụ cho mưu đồ của bọn cộng sản mà thôi.
2- Ông Liên Thành đưa ra lập luận rằng những lời khai báo của tên trung tá cộng sản Hoàng Kim Loan đã được một cơ quan tình báo Hoa Kỳ chuẩn định bằng cái máy khám phá dối trá (lie detector) và tên này đã qua (passed) được tiến trình do máy thẩm định nên tên cộng sản này được đánh giá là đã “thành thật khai báo”. Đây là một sai lầm to lớn. Cái máy khám phá dối trá (lie detector) chỉ có một mức độ chính xác là 55% đối với một người bình thường (innocent) và đối với tên cộng sản đã có nanh vuốt mang đến lon trung tá tình báo thì mức độ chính xác còn thấp hơn nhiều. Hơn nữa những người làm công việc tình báo và các điệp viên đều được huấn luyện những thủ thuật để dễ dàng qua mặt được cái máy khám phá dối trá.
3- Chắc chắn sau khi thẩm vấn tên cộng sản Hoàng Kim Loan thì cá nhân ông Liên Thành cũng như cơ quan tình báo Hoa Kỳ đều phải tường trình lên thượng cấp và những cơ quan ở cấp bậc cao hơn về những lời khai báo của tên này. Ông Liên Thành có biết và có được thông báo về bất cứ một cuộc điều tra hay theo dõi Tướng Trung về những liên hệ với cộng sản của chính phủ VNCH hay các cơ quan tình báo và các tòa Đại Sứ ở Sài Gòn không? Nếu câu trả lời của ông Liên Thành là ‘Không” thì chắc hẳn những lời khai báo của tên Hoàng Kim Loan chỉ đơn thuần láo khoét gian dối. Các nhân vật và cơ quan cấp trên của ông Liên Thành có đầy đủ nhân sự và phương tiện để theo dõi và điều tra Tướng Trung nhưng ông Tướng vẫn mang lon ba sao và giữ chức vụ chỉ huy một bộ phận trọng yếu nhất của Quân Lực VNCH cho đến giây phút chót phải hạ cờ.
Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã có một quy luật bất biến: ”Đừng nghe những gì cộng sản nói”. Đúng như vậy, lý thuyết cộng sản dậy và huấn luyện cho mọi người dưới sự trấn áp của chúng phải nói gian nói dối để sống còn. Ông Liên Thành chỉ vì thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp nên đã cả tin mồm mép của một tên cộng sản và khả năng viết lách cũng có nhiều giới hạn nên đã vấp phạm một lỗi lầm có thể bị kết án như một trọng tội là làm hoen ố và nhục mạ thanh danh của một ông Tướng là biểu tượng của những người quốc gia chống cộng, luôn được đồng bào quí mến và thuộc cấp kính phục. Chẳng biết cả đời mặc áo lính, ông Tướng có bị "ăn đạn" của quân thù không nhưng sau cuộc chiến ông Tướng lại bị "lãnh đạn" của người cùng đứng chung chiến tuyến.
Lịch sử tư pháp của Hoa Kỳ đã ghi lại nhiều vụ án người Việt bị đồng hương dán cho cái nhãn hiệu cộng sản. Nạn nhân của những vụ vu cáo này đã được tòa án lấy lại danh dự và chỗ đứng trong cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản không chấp nhận thỏa hiệp hay làm tay say cho bạo quyền Hà Nội. Những người vô tình hay cố ý vì thù hằn cá nhân hay một mục đích nào đó thích lên trán những người khác cái nhãn hiệu công sản đã bị tòa án phạt một cách thích đáng. Do vậy trong cách giao tiếp thường ngày cũng như viết lách trên báo chí, hãy nên rất thận trọng và uốn lưỡi đến bẩy mươi bẩy lần trước khi đội cho người khác cái nón cối của bọn cộng sản.
TRƯƠNG PHÚ THỨThi sĩ Cao Tiêu, tên thật là Hoàng Ngọc Tiêu, từng là Đại Tá QLVNCH trước 1975,
Ngoài ra ông cũng tham gia hoạt động báo chí, từ năm 1968 đến 1975 với vai trò chủ nhiệm nguyệt san Tiền Phong và bán nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa. Ông cũng là thành viên Hội đồng Giám khảo bộ môn thơ, Giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật VNCH 1974. Các tác phẩm của ông: “Quan niệm về cái chết qua thi ca và triết lý”, “Sứ Trình”, “Đăng Trình”, Tuyển Tập Thơ Nhạc”, và “Cao Tiêu Thi Tuyển”.