Những sự thật không thể chối bỏ (Phần 7, 8, 9)

Những sự thật không thể chối bỏ (Phần 7, 8, 9)

http://www.youtube.com/watch?v=4UErTQQlIjo

Những sự thật không thể chối bỏ (phần 7) - Trí thức cũng chẳng khá hơn

Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Nói về Cải cách ruộng đất thì đó là một cuộc thảm sát với phú nông, địa chủ… trong đó có phần lớn là oan sai. Nhưng nhắc đến Nhân văn Giai phẩm lại là câu chuyện khác. Lần này đến trí thức cũng bị tiêu diệt. Lý do rất đơn giản cho sự tiêu diệt đó là họ dám viết, dám nghĩ đúng với những gì họ nhận thấy được từ xã hội thối nát của cộng sản. Họ cần nghệ thuật gắn liền với tư tưởng tự do, dân chủ nhưng… đó là cái gai trong mắt cộng sản.

Bài viết này chỉ nhắc lại cho chúng ta những gì thuộc về sự thật, những sự thật đau đớn của một chế độ muốn ngu dân để cai trị. Một chế độ phi nhân tính với những sự thật đáng hổ thẹn cho muôn đời.

Sơ lược về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm

Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm là phong trào được cho là có xu hướng chính trị, đòi tự do dân chủ của một số văn nghệ sĩ và trí thức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức dập tắt vào tháng 6 năm 1958.

Phong trào này có một tờ báo cho mình với tên gọi Nhân Văn, đây là một tờ báo chuyên về văn hóa, xã hội, có trụ sở tại 27 Hàng Khay, Hà Nội. Đứng đầu tờ báo là ông Phan Khôi làm chủ nhiệm và ông Trần Duy làm thư kí tòa soạn. Ngoài ra nó còn cùng với tạp chí Giai Phẩm, hình thành nên nhóm Nhân Văn–Giai Phẩm (NVGP).

Mục tiêu hoạt động của nhóm NVGP là giúp cho sự tự do suy nghĩ, tự do trong sáng tác của các văn nghệ sĩ. Họ muốn hướng tới một quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật thực sư. Nghệ thuật theo tiêu chí của nhóm này phải tách khỏi chủ trương tô hồng cách mạng giả dối của văn nô cộng sản. Xin nêu ra đây một số ví dụ nhỏ để thấy chủ trương hết sức hợp lý của nhóm NVGP trong vấn đề trung thực, dân chủ trong xã hội VNDCCH lúc đó.

Trong tạp chí Giai phẩm Mùa xuân được ấn hành tháng giêng năm 1956, do nhà thơ Hoàng Cầmvà Lê Đạt chủ trương, về sau bị tịch thu, có bài “Nhất định thắng” của nhà thơ Trần Dần, miêu tả hoàn cảnh đời sống miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong những ngày đầu đất nước chia cắt, tác giả bài thơ bị qui kết chống phá, "bôi đen" chế độ, với những câu thơ nổi tiếng:

Tôi bước đi 
không thấy phố 
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa 
trên màu cờ đỏ

Nhân văn số 3 ra ngày 15 tháng 10 đăng bài của ông Trần Đức Thảo về mở rộng dân chủ, phát triển phê bình trong nhân dân. Trần Duy cũng góp tiếng nói đấu tranh cho tự do dân chủ trong Nhân văn số 4 ra ngày 5 tháng 11 năm 1956. Trong số cuối cùng, số 5 báo Nhân văn, ông Nguyễn Hữu Đang nhận xét về những điều bảo đảm tự do dân chủ trong Hiến pháp Việt Nam 1946 và so sánh với tình hình thực tế lúc bấy giờ.

Ngày 15 tháng 12 năm 1956, Ủy ban hành chính Hà Nội ra thông báo đóng cửa báo Nhân Văn. Số 6 không được in và phát hành. Tổng cộng Nhân Văn ra được 5 số báo và Giai Phẩm ra được 4 số báo (Tháng Ba, Tháng Tư, Tháng Mười và Tháng Chạp 1956) trước khi phải ngừng xuất bản.

Sau đó, hầu hết các văn nghệ sĩ tham gia phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm bị đưa đi học tập cải tạo về tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Một số bị treo bút một thời gian dài: Lê ĐạtTrần Dần, số khác không tiếp tục con đường sự nghiệp văn chương, thậm chí có người bị giam giữ trong một thời gian dài và tiếp tục bị giám sát trong nhiều năm sau khi mãn tù như trường hợp ông Nguyễn Hữu Đang. Dư luận chung thường gọi đây là "Vụ án Nhân Văn–Giai Phẩm"

Trong số này đa phần là những nghệ sĩ nổi tiếng, là tinh túy của nền văn học nghệ thuật nước nhà. Họ thực sự là những tri thức đáng kính với những tư tưởng tự do, dân chủ nhưng đã bị đảng cộng sản kìm kẹp và bức bách cả về tư tưởng lẫn thân thể. Ắt hẳn chúng ta không thể nào quên một Hữu Loan đằm thắm nhưng cương trực với “Màu tím hoa sim” bất hủ. Ấy vậy mà ông cũng như hàng chục văn nghệ sĩ ấy đã bị đảng cộng sản vu khống, chụp mũ cho tư tưởng chống đảng, phản động. Nhưng có thực sự họ có tội hay không? Tôi xin trình bày ở phần sau đây.

Họ không phải là phản động 

Nói là phản động thì đảng cộng sản là bậc thầy về chụp mũ và quy kết. Phải hiểu đúng từ phản động thế nào. Thực tế một xã hội muốn phát triển và tiến bộ thì phải không ngừng vận động. Phản động ở đây có nghĩa là đứng yên, không vận động, là chống lại sự tiến bộ đó. Phản động là một từ có nghĩa đen, không có nghĩa bóng, phản động mang một ý nghĩa tiêu cực. Tuy nhiên bản thân các văn nghệ sĩ ở đây hoàn toàn hoạt động nghệ thuật theo tư tưởng ôn hòa, dân chủ, tự do. Đó không thể coi là phản động được. Bản thân sự phản ánh trung thực của họ là một sự có lợi cho tiến bộ xã hội. Nhưng đảng cộng sản đã đánh đồng khái niệm chống lại ách độc tài của họ với việc chống lại sự phát triển của xã hội. Đó là một sự vu khống vô cùng bẩn thỉu của đảng cộng sản Việt Nam. 

1. Họ đã nói gì? 

Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm quy tụ những người trí thức can đảm nhất ở miền Bắc Việt Nam trong thời đại của họ. Sau bài thuyết trình của Nguyễn Mạnh Tường, trong hai số báo Nhân Văn vào tháng 11 năm 1956, Nguyễn Hữu Đang đã hai lần nêu cao chủ trương phải thiết lập một chế độ pháp trị. Ông nêu ra những điều trong hiến pháp năm 1946 bảo đảm các công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do hội họp, tự do cư trú, tự do đi lại, vân vân. Điều 11 nói: “Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ giam cầm người công dân Việt Nam” nhưng ngay trong thời đó các nhà trí thức như Phan KhôiNguyễn Mạnh TườngĐặng Đình Hưng cũng bị đi “cải tạo” không thời hạn; các văn nghệ sĩ như Trần DầnTử Phác vô cớ bị bắt giam. 

NVGP là một đợt bột phát trào lưu tư tưởng dân chủ ở miền Bắc Việt Nam có tiền đề ngay từ khi hình thành nhà nước VNDCCH lưỡng sinh giữa DCTS và toàn trị cộng sản tiến dần đến mô hình kiểu chủ nghĩa Mao, phát sinh trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội nhưng mạnh mẽ nhất là lĩnh vực ngôn luận mà lực lượng hăng hái nhất là trí thức khoa học xã hội và văn nghệ sỹ, tập trung xung quanh hai ấn phẩm là báo Nhân Văn và tập san Giai Phẩm.

Có lẽ cần phải cho mọi người nghe ý kiến của ông Nguyễn Hữu Đang trả lời Thụy Khuê ngày tháng 9- 1995 khi bà hỏi thực chất của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm là gì: "Thực chất phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, nếu đứng về mặt chính trị, thì đó là một cuộc đấu tranh của một số người trí thức, văn nghệ sĩ và một số đảng viên về chính trị nữa, là chống, không phải chống đảng cộng sản đâu, mà là chống cái chủ nghĩa Staline và chống chủ nghĩa Mao Trạch Đông. Sự thâm nhập của chủ nghĩa Staline và chủ nghĩa Mao trạch Đông đưa đến nhiều hiện tượng- nói là chuyên chính thì chưa đủ- phải nói là cực quyền toàn trị, nó gay gắt ghê lắm… Nó gay gắt ghê lắm!"

Trên báo Giai Phẩm Mùa ThuNguyễn Hữu Đang đã mở cuộc phỏng vấn để các nhà trí thức khác có dịp lên tiếng: Trần Đức Thảo đòi phải có tự do ngôn luận, tự do nghiên cứu, tự do phê bình. Ông Đặng Văn Ngữ viết: “Dưới một chế độ độc tài không ai dám chỉ trích chính phủ thì còn đâu mà thấy khuyết điểm về tự do dân chủ?”Đào Duy Anhkêu gọi giới trí thức phải “đấu tranh” cho tự do, quyết chống lại bệnh giáo điều và sùng bái cá nhân; Phan Khôi viết “bàn về lãnh đạo văn nghệ” để phê bình toàn thể việc lãnh đạo xã hội. Ông Phan Khôi dám phơi bày sự thật đó là một chế độ cộng sản độc tài như thể một biến thể của chế độ phong kiến kiểu mới. Ông nêu ví dụ đám cầm đầu văn nghệ lúc đó đả kích thơ Trần Dần viết hoa chữ “Người” là phạm tội, vì chữ “Người” viết hoa chỉ được dùng để nói đến Hồ Chí Minh thôi. Việc này không khác gì việc Phạm húy trong tư tưởng phong kiến.

Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm chứng tỏ giới trí thức Việt Nam không bao giờ lãng quên trách nhiệm với lịch sử. Ngay từ đầu thời Pháp thuộc các Nho sĩ như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Đình Phùng, Nguyễn Cao đã bảo vệ tiết tháo sáng ngời. Họ muốn dùng ngòi bút của mình để nhắc nhở cho nhân dân ta những yếu tố lịch sử trung thực của dân tộc. Họ xứng đáng tiếp nối truyền thống hào hùng của biết bao đời anh linh dân tộc.

Nhóm NVGP cũng cho thấy một điều những người trí thức Việt Nam không bao giờ quên nhiệm vụ của mình là tranh đấu cho tự do và cho sự thật. Trong báo Nhân VănTrần Đức Thảo viết“Người trí thức hoạt động văn hóa cần tự do như khí trời để thở.” Người trí thức phải đỏi hỏi các quyền tự do được phát triển vì đó là “nhiệm vụ số một của mình cũng như của toàn dân”. ÔngTrần Dần đã viết: “Biểu hiệu cao nhất của trách nhiệm người viết là thái độ tôn trọng, trung thành với sự thực… Tôn trọng, trung thành với sự thực vừa là trách nhiệm, vừa là lập trường, vừa là phương pháp làm việc của người viết… Nếu như sự thực ngược lại chính sách, chỉ thị, thì phải viết sự thực chứ không phải là bóp gò sự thật vào (cho đúng) chính sách!”. Trần Dần đã viết những hàng trên trong bản dự thảo để trình bày trước một hội nghị giới văn nghệ trong quân đội năm 1955. Tất nhiên bản dự thảo đó không bao giờ được công bố, nhưng nó cho thấy Trần Dần đúng là một chiến sĩ. Lê Đạt đã dùng những câu thơ để lên án chế độ độc tài chuyên chế: “Đem bục công an máy móc đặt giữa tim người – Bắt tình cảm ngược xuôi theo đúng luật đi đường nhà nước!”.

Kết Luận 1: Qua phần kết luận đầu tiên ta có thể thấy xuyên suốt nhưng tác phẩm và tuyên bố của mình. Nhóm các tác giả trí thức trong NVGP đã cho thấy họ là nhưng người trung thực, can đảm và có tư tưởng dân chủ, tự do dựa trên lòng yêu nước nồng nàn, có trách nhiệm với dân tộc. Vậy họ không thể là những người phản động như các đảng cộng sản chụp mũ. 

2. Những bằng chứng khách quan: 

Để nhìn nhận các tác phẩm của các bên về sự thật nhóm NVGP có tội hay không chúng ta cần phải nhìn thẳng vào các bài báo, cuốn sách nói về NVGP một cách trung thực nhất từ nhiều phía.

Trước tiên là cuốn sách "Cent fleurs écloses dans la nuit du Vietnam" (Trăm hoa đua nở trong đêm Việt Nam) của Georges Boudarel. Georges Boudarel, nay đã qua đời, là nhà giáo, đảng viên cộng sản Pháp, 1947 sang Việt Nam với mục đích tranh đấu chống chính quyền thuộc địa. Sau hai năm dạy học tại Sài Gòn, Boudarel theo Việt Minh, đặc trách nhiệm vụ "cải tạo" tù nhân Pháp ở trại 113. Năm 1966, vì không còn đồng ý với chính quyền Hà Nội, ông trở về Pháp. Trong thời gian ở Việt Nam, ông đã gặp gỡ nhiều nhà văn nhà thơ, trong đó có những thành viên NVGP và Boudarel đã mang được về Pháp những tờ Nhân Văn, Giai Phẩm, và một số báo xuất bản ở Hà Nội trong thời kỳ này. 

Cuối 1987 đầu 1988, trong bối cảnh "cởi trói văn nghệ" của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Georges Boudarel đã viết loạt bài tựa đề Dissidences intellectuelles au Viêt-Nam L'affaire Nhan Van-Giai Pham (Trí thức phản kháng tại Việt Nam, vụ Nhân Văn Giai Phẩm), in trên hai tập san Sudestasie (số 50 tháng 1/1988) và Politique Aujourd'hui en Europe (phụ bản tháng giêng năm 1989), sau tập hợp và đào sâu thành cuốn "Cent fleurs écloses dans la nuit du Vietnam"(Trăm hoa đua nở trong đêm Việt Nam) do Jacques Bertoin in năm 1991 tại Paris.

Trong cuốn "Cent fleurs écloses dans la nuit du Vietnam" có đoạn tác giả đã viết về những người bị chính quyền cộng sản Việt Nam gán ghép cho tội danh chống đảng phản bội như sau: "Sự thật họ không phải là những kẻ hèn nhát. Họ đã dám nói thật những gì họ thấy và họ nghĩ. Họ xứng đáng là những trí thức can đảm". Đây là sự khẳng định cho sự trung thực và hết sức thẳng thắn của tác giả Pháp (đã từng theo cộng sản này) đối với sự thật về các nhân vật trong vụ án NVGP.

Để nói về sự tự do trong tư tưởng của nhóm này. Tác phẩm cũng có đoạn: "Họ là những nhà dân chủ về tư tưởng. Những ý thức đó dường như là quá xa xỉ với một chế độ độc đảng ở Việt Nam.". Điều này khẳng định nhóm NVGP không thể là phản động. Họ đơn thuần muốn có một sự tự do, dân chủ trong sáng tác nghệ thuật không theo khuôn mẫu của đảng cộng sản áp đặt.

Tiếp đến là cuốn sách của tác giả Hoàng Văn Chí, tức Mạc Định, soạn giả “Trăm hoa đua nở trên đất Bắc” (THĐNTĐB), do Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa xuất bản tại Sài Gòn, 1959. Trong tác phẩm của mình ông Hoàng Văn Chí cũng đã đánh giá về những trí thức từng là chỗ quen biết của mình hết sức sâu sắc. Ông khẳng đinh trong cuốn sách của mình về những trí thức như sau "Thật là bất công khi định tội họ phản bội tổ quốc, họ chỉ phản đối đảng mà thôi!" 

Tác phẩm của Hoàng Văn Chí, cho đến nay vẫn là tác phẩm hoàn chỉnh nhất về phong trào NVGP. Phần lớn những thành viên khác đều có mặt trong cuốn sách này, với một tiểu sử khá đầy đủ, với những chi tiết đáng quý và những bài viết tiêu biểu của họ trong thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm, đặc biệt tiểu sử Phan Khôi và Văn Cao, với những chi tiết mà hiện nay không tìm thấy ở đâu. Một phần vì Hoàng Văn Chí có liên hệ gia đình với Phan Khôi, nên một số dữ kiện chỉ ông biết, mà không tìm thấy ở những tư liệu khác. 

Ngay khi tôi đang hoàn thiện bổ sung cho bài viết này thì ngày 28/06/2012 có một cuộc hội thảo về nhà thơ Phùng Cung do Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu tuyển tập thơ Xem đêm của ông. Cuộc tọa đàm này có sự có mặt của Nhà nghiên cứu Phạm Toàn, Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Nhà văn Thái Kế Toại, Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha. Các bạn có thể tham khảo tại links sau:(http://bookaholicclub.com/?p=17034). Trong đoạn có đánh giá của Hoàng Cầm về những tác phẩm của Phùng Cung: "Nhìn chung ở tập Xem đêm, mối quan hệ giữa những người miền quê nghèo được Phùng Cung diễn tả chân thực đến mức không thể bỏ hoặc thay một từ nào.". Điều này càng thêm minh chứng cho bản chất của các tác phẩm trong NVGP chỉ đem lại sự thật chứ không hề có ý chống đối lại dân tộc. Đó là điều đảng cộng sản không mong muốn.

Bản thân cuốn sách "Điều đọng lại" in năm 1992 tại nhà xuất bản Văn Hóa của đảng cộng sản Việt Nam cũng đã khẳng định việc kìm kẹp và kết tội vô lý với những cá nhân trong NVGP là một sai lầm. Cuốn sách này có lưu trữ tại thư viên quốc gia Việt Nam có đoạn ở trang 173 "Sai lầm ở việc nóng vội kết tội NVGP là phản động dẫn đến những động thái xấu cho nền văn học cận đại ở Việt Nam. Họ không phải là những người chống lại dân tộc. Nhận định sai lầm về họ cũng là điều đáng suy ngẫm." Cũng cuốn này còn trích dẫn lời của ông Nguyễn Văn Linh - cựu tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam trong việc đánh giá về sai lầm trong NVGP và cởi trói trong tư tưởng của nghệ sĩ trang 265 có viết “Hãy cởi trói cho văn nghệ sĩ để tránh những sự cố đáng tiếc lặp lại của Nhân văn giai phẩm”.

Kết luận 2: Qua các tác phẩm của các tác giả trung lập, lề dân hay lề đảng đều đánh giá sự thẳng ngay, trung thực của các tác giả, tác phẩm trong NVGP. Họ không có tội phản động như những gì đảng cộng sản đã ghép cho họ trong quá khứ.

Nhận xét: Từ kết luận một và hai có thể thấy từ tư tưởng, lời nói cho đến tác phẩm của các tác giả, tác phẩm trong NVGP là thực sự tiến bộ và can đảm. Họ đã được các tác phẩm nhiều phía đánh giá đúng về sự thật: NVGP Không phải phản động, không chống đảng. Họ chỉ nói lên sự thật của xã hội miền Bắc dưới ách độc tài của đảng cộng sản thông qua nghệ thuật chân chính, không chấp nhận làm văn nô.

Tội ác!

Tập tài liệu tựa đề “Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước tòa án dư luận” do Nxb Sự Thật (nay là Nxb Chính Trị Quốc Gia), in tháng 6, năm 1959, tại Hà Nội, là tài liệu đầu tiên, tập hợp những trích dẫn bài viết hoặc diễn văn tố cáo, lên án, buộc tội NVGP của đảng cộng sản Việt Nam. Trong phần cuối cuốn sách, có một chương nhỏ, trích "những lời thú tội" của các thành viên NVGP, còn hầu như toàn thể dành cho phía công tố "phát hiện tội", với những lời lẽ vô cùng khiếm nhã ngay từ miệng, hoặc từ ngòi bút của giới được gọi là "trí thức văn nghệ sĩ" đối với các đồng nghiệp và bạn hữu của mình đã tham gia NVGP.

Tập tư liệu dày 370 trang này - chứng tích một thời mà chữ nghĩa đã đạt tới đỉnh cao của sự bồi bút - còn hữu ích về mặt lịch sử và văn học sử, nó mở ra nhiều khía cạnh của vấn đề NVGP: về tầm vóc của phong trào, về không khí đàn áp thời đó, về mức độ khốc liệt của cuộc đấu tố. Đồng thời nó cũng gián tiếp trả lời những lập luận gần đây, cố tình hạ thấp hoặc thu gọn tầm vóc của phong trào NVGP thành một cuộc "đánh đấm nội bộ", tranh giành thế lực cá nhân, không liên hệ gì đến vấn đề tự do tư tưởng. 

Trong cuốn sách đó có viết: "Nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm" phản đối văn nghệ phục vụ chính trị, thực tế là phản đối văn nghệ phục vụ đường lối chính trị cách mạng của giai cấp công nhân. Chúng đòi "tự do, độc lập" của văn nghệ, rêu rao "sứ mạng chống đối" của văn nghệ, thực ra chúng muốn lái văn nghệ sang đường lối chính trị phản động.

Nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm" phản đối văn nghệ phục vụ công nông binh, nêu lên "con người" trừu tượng, thực ra chúng đòi văn nghệ trở về chủ nghĩa cá nhân tư sản đồi trụy.

Nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm" hằn học đả kích nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa, nhất là văn nghệ Liên Xô, đả kích nền văn nghệ kháng chiến của ta. Thực ra, chúng phản đối chế độ xã hội chủ nghĩa, chúng đòi đi theo chế độ tư bản chủ nghĩa.

Nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm" phản đối sự lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ, chúng đòi "trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ", thực ra chúng đòi đưa quyền lãnh đạo văn nghệ vào tay bọn phản cách mạng.”

Điều này cho thấy sự quy chụp táo tợn và trơ trẻn của đảng cộng sản với những văn nghệ sĩ thực thụ muốn dùng ngòi bút nghệ thuật vào đóng góp cho dân chủ. Hành động đánh phá và quy chụp này cho thấy đảng cộng sản độc tài chính là kẻ thù không đội trời chung của tự do, dân chủ.

Tố Hữu, khi ấy là Ủy viên Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam, phụ trách về công tác văn hóa văn nghệ, tuyên truyền được coi là người dập tắt phong trào Nhân Văn–Giai Phẩm. Trong cuốn“Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại "Nhân Văn - Giai Phẩm" trên mặt trận văn nghệ, nhà xuất bản Văn Hóa, 1958, mà ông là tác giả, Tố Hữu đã nhận định về phong trào này và những người bị coi là dính líu như sau: "Lật bộ áo "Nhân Văn - Giai Phẩm" thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm;" (trg 9. Sđd).

Hay có đoạn: "Trong cái công ty phản động "Nhân Văn - Giai Phẩm" ấy thật sự đủ mặt các loại "biệt tính": từ bọn Phan Khôi, Trần Duy mật thám cũ của thực dân Pháp đến bọn gián điệp Thụy An, từ bọn trốt-kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo đến bọn phản Đảng Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt. Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động, và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của mình, cố tình chống lại cách mạng và chế độ;"(trg 17. Sđd).

Báo cáo tổng kết vụ "Nhân Văn - Giai Phẩm" cũng do Tố Hữu viết có kết luận về tư tưởng chính trị và quan điểm văn nghệ của phong trào Nhân Văn–Giai Phẩm như sau:

“Những tư tưởng chính trị thù địch Kích thích chủ nghĩa cá nhân tư sản, bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản. Xuyên tạc mâu thuẫn xã hội, khiêu khích nhân dân chống lại chế độ và Đảng lãnh đạo. Chống lại chuyên chính dân chủ nhân dân, chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa. Gieo rắc chủ nghĩa dân tộc tư sản, gãi vào đầu óc sô-vanh chống lại chủ nghĩa quốc tế vô sản.”

Đến đây ta có thể thấy đội ngũ văn nô của đảng cộng sản đã cố tình nhào nặn lên một hình tượng ngược lại hoàn toàn với những gì được coi là sự thật về NVGP. Đảng cộng sản đã cố tình quy chụp một cách vô lý những trí thức dám nói thẳng thật về những nghịch lý trong xã hội độc tài cộng sản.

Đối với văn nghệ do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Trường Chinh là người đã đưa các quan điểm văn nghệ của Mao Trạch Đông vào hoạt động Văn hóa Cứu quốc từ năm 1943, kiên trì bảo vệ nó cho tới khi đổi mới, đã tạo ra rất nhiều vụ án văn nghệ khác nữa, là nhân tố chính làm cho nền văn nghệ Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền nhưng tụt hậu so với sự phát triển chung của văn nghệ nhân loại. Trường Chinh thì xuyên suốt các văn kiện từ khởi thủy cho đến sau này đều dựa trên các nguyên lý văn nghệ của Mao Trạch Đông: "bắt văn nghệ phục vụ chính trị, lấy mục tiêu sáng tạo văn nghệ là phục vụ công nông binh, phục vụ tuyên truyền như là một mệnh lệnh tuyệt đối cho văn nghệ sĩ". Chưa bao giờ thấy ông đưa ra các yếu tố tự do tư tưởng, tự do sáng tác, tự do ngôn luận làm điều kiện cho sự thành công của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Ấy là chưa nói đến phương pháp lập luận của Trường Chinh đầy chất ngụy biện, giả dối, phản khoa học, thực dụng về chính trị. Rất nhiều mệnh đề của ông khi đưa vào vận hành quản lý văn nghệ đều đi ngược lại với tinh thần của nó. Và chính bản thân ông trong một số trường hợp cụ thể đối với một số tác phẩm đã thể hiện thái độ hẹp hòi, thiển cận, quy chụp, trù dập văn nghệ sĩ.

Ngược lại Nguyễn Hữu Đang và Nguyễn Đình Thi quan niệm: "…để thực hiện nền văn hóa mới, trước hết chúng ta phải củng cố nền độc lập hoàn toàn và làm thực hiện chính thể dân chủ cộng hòa triệt để... Ban bố triệt để quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận, chính là cởi mở cho văn hóa trở nên sầm uất, và đem một luồng sinh khí mạnh mẽ thổi vào cái văn hóa bao lâu phải sống trong những phòng ngục chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu hơi nóng của mặt trời. Sách vở và báo chí được xuất bản tự do, nền văn nghệ của ta mới có thể dồi dào phong phú”.

Chính vì có sự khác biệt quá lớn về tư tưởng và những yếu tố chính trị trong việc tồn vong của đảng cộng sản trước những bài viết phơi bày sự thật, đảng cộng sản đã trả thù hèn hạ với những người thuộc nhóm NVGP.

Ngày 10- 12- 1959 Tòa án nhân dân Hà Nội khai mạc phiên tòa xử Vụ án gián điệp hoạt động phá hoại hiện hành. Nội dung bản án kết tội như sau: "Chúng là những tên gián điệp phản cách mạng, phá hoại hiện hành, hoạt động có tổ chức, thực hiện âm mưu của địch, tiến hành những hoạt động chiến tranh tâm lý đê hèn nhất, những hoạt động phá hoại thâm độc nhất, để cuối cùng lật đổ chế độ chúng ta ở miền Bắc."

Kết quả tuyên án như sau:

Nguyễn Hữu Đang 15 năm tù giam, 5 năm quản chế sau khi ra tù.
Lưu Thị Yến tức Thụy An 15 năm tù giam, 5 năm quản chế sau khi ra tù,
Trần Thiếu Bảo tức Minh Đức 10 năm tù giam, 5 năm quản chế sau khi ra tù.
Phan Tại 6 năm tù giam, 3 năm quản chế.
Lê Nguyên Chí 5 năm tù giam, 3 năm quản chế......

Ngoài ra sau đó còn tiếp tục có những hoạt động là dư âm hậu quả của NVGP về sau này:

Năm 1960: Phùng Cung bị bắt. Lý do: Tiếp tục sáng tác các truyện ngắn có nội dung bất mãn, chống đối, phản động.

Năm 1968: Vụ án xét lại chống Đảng. Bắt giam Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Đặng Kim Giang, Trần Minh Việt, Trần Thư, Vũ Thư Hiên, Lê Trọng Nghĩa, Huy Vân… Nhiều văn nghệ sĩ nhất là những người đi học ở Liên Xô về hoặc có quan hệ với Liên Xô bị đưa vào diện phân biệt đối xử.

Năm 1982: Hoàng Cầm bị bắt cùng Hoàng Hưng vì việc định đưa tập thơ Về Kinh Bắc ra nước ngoài. Hoàng Cầm bị giam 18 tháng, Hoàng Hưng bị giam 39 tháng.

Về sau này, các nhà trí thức trong NVGP khi viết hồi ký hoặc phát biểu về quãng đời trong tăm tối của mình trong lao tù cũng như trong cuộc sống thường nhật đã miêu tả rất rõ về những cái ác mà đảng cộng sản gây ra cho họ.

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường qua bài phát biểu rất quan trọng trước Mặt trận Tổ quốc Hà Nội ngày 30-10-1956 đã phân tích những sai lầm của chính quyền đi từ sai lầm CCRĐ ở nông thôn sang sai lầm trong chế độ mậu dịch ở thị thành, tất cả nằm trong bản chất thiếu dân chủ. Ông chỉ ra nguồn gốc các sai lầm đó và trình bày những nguyên tắc để sửa sang lại bộ máy pháp luật, chính trị của đất nước. Ông phê phán khẩu hiệu: "Thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch không những quá tả một cách vô lý mà còn phản lại cách mạng". Năm 1992 tại Paris nhà xuất bản Quê mẹ của Võ Văn Ái in cuốn hồi ký bằng tiếng Pháp của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường Un Excommunie (Kẻ bị khai trừ) với tiểu tựa Hanoi 1954- 1991: Proces d ún intellectuel (Hà Nội 1954- 1991: Kết án một nhà trí thức). Cuốn sách nêu lên những sự thật khi bị o ép, theo dõi của đảng cộng sản với ông trong cuộc sống đói khổ, thiếu thốn. 

Những sự việc bỉ ổi của đảng cộng sản còn thể hiện qua việc đối xử bất công với nhà thơ ưu tú Hữu Loan. Hay như một người nữ nghệ sỹThụy An đã phải chịu cảnh mù lòa, tàn tạ trong nhà tù cộng sản được miêu tả qua cuốn sách “Thép đen” của Đặng Chí Bình

Ngoài ra Năm 2001 Nhà xuất bản Văn Nghệ California Hoa Kỳ xuất bản cuốn nhật kí của Trần Dần tên là “Trần Dần” ghi trích những ghi chép của Trần Dần trong hai thời kỳ CCRĐ và NVGP 1954- 1960. Đặc biệt đây là một cuốn sách thật nhất về NVGP, về cuộc sống thời kỳ này của dân tộc mà người ta không thể tìm thấy các hình ảnh rớm máu ấy trong các tác phẩm tuyên truyền công khai ở miền Bắc. Cùng với đó còn có một số cuốn khác đề cập đến NVGP như: “Hồi ký Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiêndo NXB Văn nghệ ở Hoa Kỳ….

Nhận xét: Với các nhà trí thức yêu nước hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thì việc quy chụp họ phản động đã là một tội ác. Vì vũ khí chiến đấu cho công bằng dân chủ xã hội của họ chính là ngòi bút và tác phẩm. Kết luận vu khống của đảng cộng sản giành cho họ là một tội ác. Nhưng chưa dừng lại ở đó. Đảng cộng sản còn bắt họ vào tù, đày ải và hành hạ họ trong cuộc sống. Đó là một tội ác không thể chấp nhận được đối với trí thức.

Những kẻ chủ mưu:

Như đã nói ở trên, Trường Chinh và đảng cộng sản của ông ta chính là kẻ thù trực tiếp trong vụ án NVGP. Trường Chinh chủ trương áp đặt tu tưởng của đảng và của Mao cho các văn nghệ sĩ trí thức lúc đó. Đi cùng với Trường Chinh là đội ngũ văn nô như Tố HữuĐặng Thai Mai ra sức tuyên truyền và bôi nhọ nhóm NVGP như một "lũ phản động". Họ dùng đến cả tòa án của độc đảng để đẩy những con người vô tội vào tù.

Nhưng trên thực tế có một kẻ thủ ác giấu mặt hết sức nhan hiểm đó là ông Hồ Chí Minh. Như chúng ta đã biết tôi từng chứng minh về hệ thống chính trị trong đảng cộng sản Việt Nam trong các phần trước. Ông Hồ Chí Minh thực sự là kẻ chỉ đạo và viết ra chủ trương của các hành động của đảng cộng sản.

Trên thực tế, Hồ Chí Minh kiêm nhiệm hai chức Chủ Tịch Đảng và Tổng bí Thư từ (9/1956 đến 9/1960). Như vậy NVGP rõ ràng xảy ra trong thời kỳ ông Hồ phải là người có quyền lực chính trị cao nhất, lúc này Lê Duẩn cũng chưa có vai trò rõ rệt (Như đã chứng minh ở phần 2).Vậy ông Hồ không thể vô can trong sự việc này.

Trong hội nghị lần thứ 10 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (họp từ ngày 25/8/56 đến 24/9/56), Trường Chinh bị "nghiêm khắc kiểm điểm sai lầm" trong công tác cải cách ruộng đất, phải tự kiểm thảo và xin từ chức. Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương, bị loại ra khỏi Bộ Chính trị, Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban Chấp Hành Trung ương Đảng. Hồ Chí Minh kiêm nhiệm hai chức Chủ Tịch Đảng và Tổng bí Thư từ (9/1956 đến 9/1960). Sau đó là thời kỳ Lê Duẩn làm Tổng Bí Thư (9/1960 đến 7/1986), xảy ra vụ Xét Lại Chống Đảng.

Vụ NVGP xảy ra dưới thời Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng kiêm Tổng bí thư

Tháng Giêng năm 1956, Giai Phẩm Mùa Xuân vừa ló dạng thể hiện tự do sáng tác, đã bị dập tắt ngay. Vậy có thể hiểu là Trường Chinh đã giao cho Tố Hữu, người có tư thù với Hoàng Cầm,Trần Dần và Lê Đạt trong việc phê bình tập thơ Việt Bắc, xử lý vụ Giai phẩm mùa xuân theo chỉ thị của Hồ Chí Minh

Ngày 9/12/1956 Hồ Chí Minh ký sắc lệnh báo chí. Đóng cửa Nhân Văn. Phong trào NVGP bị dập tắt lần thứ nhì, tháng12/56. Tháng 2/57 trong Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai, họp từ 20 đến 28/2 tại Hà Nội, Trường Chinh kêu gọi đấu tranh "đập nát âm mưu phản động" của nhóm NVGP.

Như vậy ta có thể thấy Trong tháng 8 và 9 năm 1956, có hai sự kiện trùng hợp đáng kể:

Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư. Phong trào NVGP phát triển trở lại. Quyết định cho phép Hội văn nghệ tổ chức lớp học tập dân chủ 18 ngày, theo đường lối Liên Xô, trong tháng 8/1956, rõ ràng không thể là của một Trường Chinh đã mất chức quyết định được. Người quyết định về việc này chỉ có thể là Hồ Chí Minh đứng đầu đảng và nhà nước chứ không thể là ai.

Cuối năm 57: Mao Trạch Đông hạ lệnh đánh phái hữu. Huy Cận và Hà Xuân Trường được cử đi học tập chính sách của Trung Quốc. Khi họ trở về, tháng 2/58 việc thanh trừng NVGP được tổ chức quy mô và toàn diện trong hai lớp đấu tranh Thái Hà.

Lần này nữa, trách nhiệm hẳn cũng đến từ từng cao nhất của cấp lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh vì tôi đã từng chứng minh ở các phần trước, ông Hồ luôn coi tư tưởng của Mao là kim chỉ nam cho hành động “Tư tưởng của Mao không thể sai.”

Trả lời câu hỏi chủ tịch Hồ Chí Minh có trách nhiệm như thế nào về vụ NVGP, Nguyễn Hữu Đang tuyên bố: "Cái việc mà người ta cứ nói là việc nọ việc kia là người dưới làm chứ cụ Hồ không biết, cụ Hồ không thực tiễn làm, đó là một cách nói không đúng sự thật. Người ta thấy việc gì mà có dư luận kêu ca, thắc mắc thì không muốn để cái kêu ca thắc mắc đó hướng vào vị lãnh tụ mà người ta suy tôn tuyệt đối. Có thể nói là người ta thần thánh hóa cụ Hồ. Vì cái lý do nó là như thế. Thực chất thì cụ Hồ không phải là người bị vô hiệu hóa trong bộ máy lãnh đạo của đảng và của dân tộc. Cụ Hồ lúc nào cũng là người có đầy đủ quyền hành, lúc nào cụ cũng sáng suốt, linh lợi, lúc nào cụ cũng có uy tín với dân và cũng có quyền đối với các đồng chí trong đảng, đối với những người lãnh đạo."

Ngoài ra ông Hồ Chí Minh còn là người viết cuốn: truyện về chiến sĩ thi đua” nhằm đưa ra tư tưởng. Cuốn sách này đã tiến hành định hướng cho nền văn học nước nhà phải theo sự chỉ đạo của đảng, của ông Hồ trong viết thế nào và viết cái gì. Vậy ông ta chính là kẻ chủ trương cho trào lưu chống lại NVGP.

Trong cuốn “Điều đọng lại” in năm 1992 tại nhà xuất bản Văn Hóa của đảng cộng sản Việt Nam cũng có đoạn trang 121: Bác Hồ đã chỉ đạo việc cách mạng trong các loại hình nghệ thuật. Không thể để cho việc ca tụng thói hư tật xấu của chủ nghĩa tồn tại trong xã hội chúng ta. Những kẻ chống đối lại đường lối của đảng cần phải nghiêm khắc xem xét lại”. Việc này cho thấy ông Hồ hoàn toàn ủng hộ và còn chỉ đạo cấp dưới về chủ trương xét lại với những nhóm có tư tưởng dân chủ như NVGP là một ví dụ.

Kết Luận: Ông Hồ Chí Minh đã dùng ảnh hưởng của mình để tiến hành viết sách định hướng cho nền nghệ thuật nước nhà, ông ta có một vai trò quyết định trong vấn đề chính sách và chủ trương trong hệ thống chính trị. Ông ta cũng phải chịu trách nhiệm lớn lao trong vụ việc NVGP. Đó là sự thực không thể chối bỏ.

Kết luận chung:

Trong khuôn khổ bài này tôi đã chứng minh việc kết tội NVGP phản động là một tội ác chính trị mà đảng cộng sản gây ra cho giới trí thức. Sau cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu thì hành động bức bách bỏ tù những nhà trí thức cũng là một hành động cho thấy chủ trương độc tài ngay từ trong tư tưởng của chế độ cộng sản tại Việt Nam.

Ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam hoàn toàn không thể vô can đổ lỗi cho sai lầm trong NVGP. Họ đã cố tình chụp mũ để đẩy những con người can đảm nhưng trung thực này vào vòng lao lý do họ đặt ra. Ông Hồ là kẻ thủ tiêu tư tưởng dân chủ tự do dân tộc. Và đây là một tội ác của ông Hồ!. Có thể thấy: Trí thức cũng chẳng khá hơn đại bộ phận nhân dân dưới chế độ độc tài đảng trị của ông Hồ và đảng cộng sản Việt Nam!

Những sự thật không thể chối bỏ (phần 8) - Ai đã bán đứng cụ Phan Bội Châu?



Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Cụ Phan Bội Châu là một trí sĩ yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Cụ chính là một nhà nho có tư tưởng tiến bộ và uyên bác trong cái nhìn của dân tộc. Đến nay sự việc bị Pháp bắt của cụ vẫn là một ẩn số với nhiều người mặc dù đã có nhiều thông tin được hé lộ cho thấy ông Hồ Chí Minh chính là kẻ đâm sau lưng cụ Phan. Trong khuôn khổ bài này tôi xin được tổng hợp lại các thông tin đã có và các bằng chứng mới để khẳng định: Ông Hồ Chí Minh đã bán đứng cụ Phan cho Pháp lấy tiền và cũng là thủ tiêu một người yêu nước không cùng quan điểm với mình!
Đôi nét về cụ Phan Bội Châu:
Theo Wiki (http://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Bội_Châu):

Cụ Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.Cụ tên thật là Phan Văn San (tự: Hải Thu), còn có tên khác là Phan Sào Nam.

Cha của cụ Phan là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Cụ nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.

Thuở thiếu thời cụ đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, cụ đã viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội “Sĩ tử Cần Vương” (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.

Gia cảnh khó khăn, cụ phải đi dạy học kiếm sống và học thi, nhưng thi suốt 10 năm không đỗ, lại can tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suối đời không được dự thi).

Năm 1896, Cụ Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, khoa thi hương năm Canh Tý (1900) ở trường Nghệ An và đậu Giải nguyên.

Sau khi đậu Giải Nguyên thì cụ Phan đã kết giao với nhiều trí sỹ yêu nước lúc đó như cụ Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng… để lập ra hội Duy Tân nhằm củng cố dân trí theo con đường minh trị của Nhật lúc đó.

(Ảnh - Cụ Phan Bội Châu, ngồi, thứ 2 từ phải)

Sau đó cụ cũng chính là người phát động phong trào đông du nhằm khuyến khích giới trẻ sang tìm hiểu và học tập cách làm của người Nhật trong việc tìm tự do, độc lập cho dân tộc. Cụ Phan cũng có thời gian hoạt động ở Trung Quốc và có mối quan hệ với ông Hồ Chí Minh lúc đó với bí danh Lý Thụy. 

Ngày 30 tháng 6 năm 1925, Cụ bị Pháp bắt cóc tại Thượng Hải giải về nước xử án tù chung thân, mặc dù trước đó (1912) cụ đã bị thực dân Pháp kết án vắng mặt. Hay nói cách khác cụ bị bắt trong lúc trốn truy nã của nhà cầm quyền thực dân Pháp. Câu hỏi được đặt ra là ai đã bán thông tin này cho Pháp? Nó sẽ có câu trả lời ngay sau bài này.

Và với nhiệt huyết cùng tầm lòng yêu nước nồng nàn của Cụ, nhân dân Việt Nam đã lên tiếng. Một phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu, và nhờ sự can thiệp của Toàn quyền Varenne, ông được về an trí tại Bến Ngự (Huế). Trong 15 năm cuối đời thì Cụ Phan vẫn giữ trọn phẩm cách cao khiết, không ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng văn thơ, nên rất được nhân dân yếu mến.

Cụ Phan đã để lại những áng thơ bất hủ cho chúng ta nghiền ngẫm đến ngày nay:

SỐNG
Sống tủi làm chi đứng chật trời? 
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai? 
Sống làm nô lệ cho người khiến? 
Sống chịu ngu si để chúng cười? 
Sống tưởng công danh, không tưởng nước. 
Sống lo phú quý chẳng lo đời, 
Sống mà như thế đừng nên sống! 
Sống tủi làm chi đứng chật trời? 


CHẾT
"Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc, 

Chết như Tây Hán lúc tam phân. 
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh, 

Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần. 
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết, 
Chết mà vì nước, chết vì dân." 


Cụ Phan chính là tấm gương sáng về lòng yêu nước nồng nàn, tình cảm vô biên giành cho dân tộc. Và qua bằng chứng về những câu thơ của Cụ cho thấy một tinh thần chiến đấu ngoan cường, không chịu khuất phục, một lòng can đảm với giặc thù. 

Quan điểm làm cách mạng của cụ Phan được thể hiện rõ ở tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư", gồm 5 phần: Nói về những điều sỉ nhục vì nước mất, quyền mất, thảm họa tương lai, Mở mang dân trí, Chấn động dân khí, Vun trồng nhân tài, Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.

Đó là một quan điểm khá mới lạ và đầy tính tư duy đổi mới của Cụ Phan trong bối cảnh cụ đã sớm nhìn thấy dân trí và dân khí của Việt Nam ta lúc đó cực thấp. Bản thân cụ là một nhà nho nhưng đã vượt qua được những giáo điều cổ hủ của nhà nho để vươn mình tìm đường đi cho dân tộc. Cụ là một nhà yêu nước chân chính!


Lý Thụy là ai?
Ông Hồ Chí Minh có một bí danh là Lý Thụy khi ông ta hoạt động tại Trung Quốc và Thái Lan. Đó cũng là lúc diễn ra việc ông ta gặp gỡ cụ Phan Bội Châu ở Trung Quốc. 

Bằng chứng khẳng định Lý Thụy là Hồ Chí Minh có rất nhiều, tôi xin trích dẫn tại đây như sau.

Đầu tiên, trên trang Việt Báo 

Đây là tờ báo lề đảng trong bài tìm hiểu 75 năm đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có đoạn viết: 

Mùa hè năm 1926, Nguyễn Ái Quốc, lúc này mang bí danh là Lý Thụy cử Hồ Tùng Mậu, người đồng chí thân thiết của mình trở lại Thái Lan chọn một số thiếu niên con em các gia đình yêu nước đưa sang Quảng Châu đào tạo nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng Thanh niên cộng sản đoàn. Đến Thái Lan, Hồ Tùng Mậu liên lạc được với cụ Tú Đặng tức Đặng Thúc Hứa, một sĩ phu chủ chốt trong "Quang phục Hội" truyền đạt ý kiến của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Việc lựa chọn được thực hiện rất thận trọng, duy có một học sinh làm mọi người băn khoăn vì còn nhỏ tuổi quá (mới 12). Song cuối cùng, xét về cả tư chất và thân nhân, Hồ Tùng Mậu quyết định đưa vào danh sách. Đó chính là Lê Hữu Trọng.

Nhóm thiếu niên học sinh đầu tiên người Việt từ Đông Bắc Thái Lan đến Quảng Châu rất sung sướng, vui mừng được gặp ngay đồng chí Lý Thụy. Đúng hơn, đây có thể coi là một cuộc "đoàn tụ" giữa những người thân trong gia đình. Để đảm bảo tính hợp pháp và nguyên tắc bí mật, cả nhóm có bí danh và đều mang họ Lý. Đó là: Lê Hữu Trọng mang bí danh  Tự Trọng; Đinh Chương Long mang bí danh  Văn Minh; Vương Thúc Thoại mang bí danh  Thúc Chất; Hoàng Tự mang bí danh  Anh Tự (có lúc đọc lệch là Tợ); Ngô Trí Thông mang bí danh  Trí Thông; Ngô Hậu Đức mang bí danh  Phương Đức (nữ); Nguyễn Thị Tích mang bí danh  Phương Thuận (nữ); Nguyễn Sinh Thản mang bí danh  Nam Thanh

Thứ hai, trên trang diendannuocnga.net (Website được Đại sứ quán Việt Nam tại Nga bảo trợ) có đoạn: Ngày 11-1-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu. Để hợp pháp hóa hoạt động, Người lấy bí danh là Lý Thụy. Ngày 21-6-1925 tại Quảng Châu, báo Thanh Niên – cơ quan ngôn luận của “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng minh hội” được thành lập và ra số báo đầu tiên, Người đã lấy bút danh là “Z.A.C”

Các bạn có thể tìm hiểu tại links: http://diendan.nuocnga.net/showthread.php? t=217

Điều này cũng khẳng định Lý Thụy chính là ông Hồ Chí Minh.

Thứ ba, trên Website của đảng cộng sản Việt Nam với tên gọi: Tennguoidepnhat.net có viết: Tiếp đó, trong những năm 1923-1924, Nguyễn Ái Quốc còn sử dụng thêm một số bút danh và tên gọi khác dưới các bài viết và trong hoạt động cách mạng: Chú Nguyễn, N, S Chon Vang, Cheng Vang, Trần Vương, Ai Qua Que, Nguyễn Hải Khách, Lý Thụy.

Đây là links: http://tennguoidepnhat.net/2012/02/18/một-số-but-danh-biệt-hiệu-của-bac-hồ/

Kết Luận: Hoàn toàn dựa trên các tư liệu của đảng cộng sản tôi đã chứng minh tên Lý Thụy chính là một cái tên của ông Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc và Thái Lan.


Ông Hồ Chí Minh đã bán đứng cụ Phan như thế nào?

1. Hồ Chí Minh dưới bí danh Lý Thụy có liên hệ với Cụ Phan: 

Khi cụ Phan hoạt động ở Trung quốc, cụ đã muốn liên lạc với Hồ Chí Minh lúc đó với cái tên Lý Thụy. Cụ Phan chân tình muốn đoàn kết với Lý Thụy trong việc chấn hưng dân tộc. Cụ rất tôn trọng Lý Thụy thông qua bức thư mà cụ viết cho ông ta như sau:

Người cháu rất kính yêu của Bác - Hôm trước anh Lâm (Đức Thụ) và anh Hồ (Hồ Tùng Mậu) gửi lại thư của Cháu, trong thư có nói tường tận về chuyện ông Hy Mã (Phan Châu Trinh).

Tuy thư đưa trực tiếp trên chuyện thật nhưng ngụ ý thật sâu sắc, mà lối lập luận lại dựa trên những ý tưởng lớn, nhân đó mới biết là học vấn, tri thức của cháu nay đã tăng trưởng quá nhiều, quả thực không phải như hai mươi năm về trước.

Nhớ lại hai mươi năm trước đây, khi đến nhà cháu uống rượu gò án ngâm thơ, anh em cháu đều chửa thành niên, lúc đó Phan Bội Châu này đâu có ngờ rằng sau này cháu sẽ trở thành một tiểu anh hùng như thế này. Bây giờ đem so kẻ gì này với cháu thì bát thật rất xấu hổ. Nhận được liên tiếp hai lá thư của cháu, bác cảm thấy vừa buồn vừa mừng. Buồn là buồn cho thân bác, mà mừng là mừng cho đất nước ta. Việc thừa kế nay đã có người, người đi sau giỏi hơn kẻ đi trước, trên tiền đồ đen tối sẽ xuất hiện ánh sáng ban mai. Ngày xế đường cùng, chỉ sợ không được thấy ngày đó, làm sao bác không cảm thấy buồn cho chính mình được? Một đời tân khổ, gánh vác công chuyện một mình, được sức lớn của cháu giúp vào thì ắt sẽ có nhiều người hưởng ứng theo. Việc gây dựng lại giang sơn, ngoài cháu có ai để nhờ ủy thác gánh vác trách nhiệm thay mình. Có được niềm an ủi lớn lao như thế, làm sao bác không cảm thấy vui mừng được.

Bác đang định tìm một dịp tốt về Quảng Đông một chuyến để đàm luận với cháu, không biết cháu còn ở lại Quảng Đông lâu mau, hoặc giả trong tương lai có định đi chỗ khác không? Trong lòng bác có nhiều chuyện muốn hỏi ý kiến cháu, nhưng không gặp mặt thì làm sao có thể bàn cho hết ý được? Làm sao được? Nếu không coi già yếu là đồ bỏ thì cháu viết thư nhiều cho bác, bác thành thật yêu cầu cháu đấy.


Cần nhắc lại là Phan Bội Châu lúc rời nước đã gần bốn mươi (ba mươi chín tuổi đến Nhật) lại không thể tránh khỏi những trách nhiệm này nọ đặng chuyên chú học hành, cho nên tri thức lúc bấy giờ cũng vẫn như xưa. Cháu học vấn rộng rãi, và từng đi nhiều nơi, hơn bác cả chục cả trăm lần. Tri thức và kế hoạch của cháu vượt sức đo lường của bác; không biết cháu có thể chia sẻ cùng bác một hai việc? Bác rất hết sức mong đợi, mong cháu không ngại. Vì nếu không có kế hoạch thì bất quá chỉ làm những khách tha hương than thở không đâu cho hồn cố quốc, chả giống ông Hy Mã thì cũng giống Phan Bội Châu mà thôi! 

Thư bất tận ngôn, mong cháu hiểu giùm cả những ý không viết thành lời. Chúc cháu bình an.

Ngày 21 tháng 1 lịch ta (14 tháng 2 năm 1925 dương lịch) viết dưới đèn dầu.

Chỗ bác ở đâu nơi đất khách thì Quốc Đảng (Hồ Tùng Mậu) đã biết nên không ghi ở đây. Thư này nhờ Quốc Đống chuyển giúp.

Bức thư được đang tại trang của sở giáo dục tỉnh Hà Nam với tên bài “Bác Hồ với Cụ Phan Bội Châu - Bức thư Phan Bội Châu gửi Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc)


Trong nội dung bức thư ta có thể thấy cụ Phan viết đọng lại hai điều như sau: Cụ Phan hết sức tôn trọng tuổi trẻ của Lý Thụy (HCM) mặc dù cụ có kinh nghiệm trường đời cũng như hoạt động hơn hẳn. Cụ Phan cũng rất mong muốn hợp tác được chia sẻ các kinh nghiệm đấu tranh với Lý Thụy để không phải trở thành Khách tha hương than thở không đâu cho hồn cố quốc”, đại ý là muốn hợp tác để tranh đấu có ý nghĩa cho độc lập dân tộc. 

Nếu Cụ Phan là người chủ động gặp Nguyễn Tất Thành trong cuộc hội kiến lần thứ nhất (1905) thì 19 năm sau trong cuộc hội kiến lần thứ hai (1924), Lý Thụy là người chủ động.

Đặt chân đến Quảng Châu (Trung Quốc) sau vụ mưu sát toàn quyền Méc-lanh ở Sa Điện, Nguyễn Ái Quốc tìm gặp các đồng chí của Phạm Hồng Thái. Tại căn nhà nhỏ tồi tàn trong một hẻm phố, Nguyễn Ái Quốc đã gặp Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn và Lê Hồng Phong. Cả ba người cùng quê ở Nghệ An với Nguyễn Ái Quốc.

Trước hết Nguyễn Ái Quốc đã ca ngợi chiến công bất tử của Phạm Hồng Thái: “Sự hy sinh của Phạm Hồng Thái sẽ trở thành cánh én báo hiệu mùa xuân sắp về. Tên tuổi của anh sẽ sống mãi” (Ép-ghê-nhi Ca-bê-lép: Đồng chí Hồ Chí Minh - Tập I. Nxb Thanh niên - Hà Nội - 1985 - Tr.195.)

Sau khi gặp Tâm tâm xã, Nguyễn Ái Quốc nhận được tin: Tháng 6-1924 do ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn, Phan Bội Châu đã cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành lập Quốc dân đảng Việt Nam.

Hai sự kiện chính trị trên của những người Việt Nam yêu nước ở Quảng Châu đòi hỏi Nguyễn Ái Quốc phải chủ động tìm gặp cụ Phan như đã chủ động tìm gặp Tâm tâm xã. Minh chứng cho điều này là cuốn sách của Viện lịch sử Đảng: 

Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp - Nxb Sự thật - Hà Nội - 1987 - Tr.63.”có đoạn viết: “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc viết thư góp ý kiến với cụ Phan Bội Châu về đường lối và phương pháp cách mạng. Cụ tiếp thu những ý kiến đó, nhưng chưa kịp sửa chữa thì đã bị đế quốc Pháp bắt gửi về nước vào năm 1925 “…” Rất may là Nguyễn Ái Quốc đã có một số lần gặp được Phan Bội Châu: khi thì ở Quảng Châu, khi thì ở Thượng Hải (Trung Quốc)… mặc dù các cuộc nói chuyện này không thông suốt ngay tức khắc, song dần dần đã đem lại những kết quả mong muốn. Họ đã đi đến quyết định, là mùa hè năm 1925, sẽ tổ chức hội nghị hạt nhân lãnh đạo của đảng. Hội nghị này đã định số phận sau cùng của Quốc dân đảng.”

Kết luận: Nguyễn Ái Quốc (Lý Thụy) và cụ Phan không phải gặp nhau chỉ một lần mà khoảng vài ba lần vào cuối năm 1924. Và giữa họ có sự khác biệt về quan điểm đấu tranh giải phóng dân tộc.

2. Những minh chứng cho việc ông Hồ bán đứng cụ Phan cho Pháp:

Như đã từng viết qua các phần trước, ông Hồ Chí Minh rất nhiều tội ác như giết người hàng loạt, bán nước… nên việc bán đứng một người có quan điểm yêu nước khác mình nhằm tranh đoạt công trạng đấu tranh, mua danh tiếng cho mình cũng là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Với một con người như ông Hồ thì việc bán đứng cụ Phan cũng chỉ “nhỏ” so với rất nhiều tội ác ông ta đã làm với dân tộc Việt Nam.

Qua hai phần trên tôi đã khẳng định 3 điều: (1) Ông Hồ và Lý Thụy chỉ là một, (2) Cụ Phan là một nhà trí sỹ yêu nước nồng nàn, chân chính và (3) là họ có liên hệ với nhau khá nhiều mặc dù khác con đường và quan điểm đấu tranh. Và trong phần này tôi xin chứng minh bằng những bằng chứng xác thực cho hành động của ông Hồ Chí Minh đối với cụ Phan Bội Châu.


Đầu tiên, trong cuốn “Vietnam at War” của tác giả Phillip B. Davidson - một cựu sỹ quan tình báo của quân đội Mỹ đã viết:


The French say that in June 1925, Ho betrayed to the Surete in Shanghai for 100,000 piaster ….”. Đại ý dịch lại là ông Hồ Chí Minh với bí danh Lý Thụy lúc đó đã bán đứng cụ Phan cho nhà cầm quyền thực dân Pháp lấy tiên. Đây là hình ảnh về cuốn sách thuộc dạng tài liệu mật của quân đội Mỹ.

Thứ hai, Theo Joseph ButtingerA Dragon Embattled (New York: Praeger, 1967)Tập 1, của Joseph Buttinger). Ông này khẳng định rằng Nguyễn Ái Quốc nhận 150.000 đồng bạc Đông dương từ Pháp và bán cụ Phan. Trong cuốn sách có đoạn viết:Lam Duc Thu and Thanh (Ho Chi Minh) split 150,000 piasters, which Thanh later used to fund his own fledgling communist organization"Vietnamese Revolutionnary Youth Association" …..”Ho Chi Minh promised to protect Thu with condition that Thu must keep a low and "quiet" life in the village and not to reveal the secret about "activities" of both when they had lived in Hong Kong..”.

Nội dung của cuốn sách này nói về số tiền mà ông Hồ và Lâm Đức Thụ nhận được từ việc bán thông tin cụ Phan cho Pháp là 150 đồng bạc đông dương và ông Hồ đã hứa với Lâm Đức Thụ về bí mật giữa hai người này. Điều này thêm khẳng định mục đích bán cụ Phan lấy tiền để vừa triệt tiêu đối thủ chính trị, củng cố tổ chức của ông Hồ. Sự xuất hiện của đoạn văn dưới với nội dung ông Hồ hứa sẽ bảo vệ ông Thụ với điều kiện ông Thụ phải giữ im lặng về những việc họ hoạt động ở HongKong đã đánh bật luận điểm cho rằng ông Hồ vô can trong vụ án cụ Phan, đổ tội hoàn toàn cho Lâm Đức Thụ. Lâm Đức Thụ được đảng cộng sản Việt Nam tuyên truyền như một kẻ phản bội đã bán đứng cụ Phan, tuy nhiên nếu Lý Thụy (HCM) không biết thì lý do gì ông ta phải yêu cầu Lâm Đức Thụ im lặng để đổi lấy cuộc sống bình yên? Đó chính là việc HCM (Lý Thụy) đồng mưu bán đứng cụ Phan cho Pháp.

Thứ 3, Trong cuốn sách của tổng thống Richard Nixon có tiêu đề: No more Vietnams” trang 33 có đoạn viết được tạm dịch như sau:Ông Hồ liên minh hầu hết với tất cả phần từ Quốc Gia nhưng ông ta không bao giờ đặt mục tiêu chung lên trên mục tiêu của ông ta. Ông ta liên minh với các nhóm nầy là để phục vụ cho mục đích củng cố tham vọng của ông ta. Khi có mâu thuẫn, ông ta sẵn sàng tiêu diệt họ.

Năm 1925, ông Hồ phản bội nhà cách mạng lão thành nhất của Việt Nam là Phan Bội Châu cho mật vụ PhápLịch sử của CS đã nói rằng ông Phan Bội Châu đã sa ngay vào một cái bẩy, nhưng không nói ra cái bầy đó là của ông Hồ để nhân được 100 ngàn quan Pháp. Vào thời đó, ông Hồ biện hộ cho sự phản bội của ông ta với các đồng chí của ông ta rằng Phan Bội Châu là một người quốc gia và do đó sẽ trở thành đối thủ trong tương lai.”

Đây là hình ảnh được chụp từ trang đó (phần khoanh đỏ in nội dung tạm dịch)


Trong cuốn sách này tổng thống R.Nixon đã chỉ đích danh ông Hồ bán đứng cụ Phan. Chúng ta nên nhớ rằng các tổng thống Mỹ dù có đối lập quan điểm chính trị với họ thì họ không bao giờ làm một việc bẩn thỉu bôi nhọ đối thủ. Cương vị một vị tổng thống như ông Nixon viết sách bằng chính tên mình (không dùng nhiều bút danh tự ca ngợi mình như Hồ Chí Minh) không cho phép ông ta viết bừa bãi. Hơn thế nữa, thông tin mà tổng thống R. Nixon có được là thông tin có sự chuẩn hóa từ phía Pháp (đồng minh) và của tình báo Mỹ. 

Thứ 4, Nhà báo David Halberstam đã từng ở Việt Nam và đoạt giải Pulitzer năm 1964 qua các bài phóng sự của ông về chiến tranh cũng như vụ đảo chính lật đổ chính quyền ông Ngô Đình Diệm. Trong đội ngũ phóng viên thời đó được giải Pulitzer còn có Malcolm Browne, Peter Arnett, Neil Sheehan và Horst Faas (hai lần). Ông là người thiên tả với bằng chứng là tổng thống Kennedy đã từng ép buộc tờ New York Times rời khỏi Việt Nam vì sợ ông làm tăng không khí phản chiến tại Việt Nam. Nói thế để thấy ông ta có thể coi như là “bạn” của cộng sản. Tuy nhiên ông ta cũng đã viết cuốn sách “Ho” dài 120 trang xuất bản năm 1971 và in lại năm 1987. Trong cuốn sách trang 56 cũng có đoạn viết khẳng định: Ông Hồ Chí Minh bán cụ Phan Bội Châu cho mật thám Pháp để lấy 150,000 đồng tiền thưởng là có thật.

Thứ 5,  Có một bài báo trên tờ báo Washington Post viết về vụ việc này. Chúng ta cũng nên nhìn nhận rằng đây là một tờ báo nổi tiếng và có chất lượng các bài viết của mình khá trung thực. 

Bài viết có đoạn bằng tiếng anh: “... In Shanghai, Chau met Ho Chi Minh, then operating under the alias Ly Thuy. As heads of rival nationalist, revolutionary groups, they immediately distrusted each other, but in their quarrels Ho struck the first blow. In June 1925, for 100,000 piastres, he betrayed Chau to agents of the Deuxieme Bureau, Surete Generale du Gouvernement General pour l'Indochine (abbreviated as 2d Bureau)--the French police--and he was seized while passing through Shanghai's international settlement. Ly Thuy later rationalized that his was a good act

Tạm dịch ra: Tại Thượng Hải, Châu đã gặp Hồ Chí Minh, sau đó hoạt động dưới bí danh Lý Thụy. Là người đứng đầu của đối thủ quốc gia, các nhóm cách mạng, họ ngay lập tức không tin tưởng nhau, nhưng trong những cuộc cãi vã của họ Hồ đánh đòn đầu tiên. Trong tháng sáu năm 1925 cho 100.000 piastres, ông Hồ đã phản bội Châu cho các đại lý của Văn phòng Deuxieme, Surete Generale du Gouvernement pour l'Indochine (viết tắt như 2d Cục) - Cảnh sát Pháp - và ông Châu đã bị bắt giữ trong khi đi qua thanh toán quốc tế Thượng Hải. Lý Thụy sau đó hợp lý hóa của mình là một hành động tốt...”

Links của bài viết:

Đây là thêm một bằng chứng cho việc ông Hồ đã bán đứng cụ Phan lấy tiền cho thực dân Pháp. Tuy nhiên nói cho đúng, nếu không có các tài liệu được phía đảng cộng sản vốn kiểm duyệt chặt chẽ thông tin cho phép xuất bản thì đôi khi các bạn vẫn nghĩ là dẫn chứng chi là một chiều mặc dù đã có dẫn chứng của một nhà báo thiên tả, ủng hộ cộng sản. Sẽ là thiếu sót nếu không đề cập đến những dẫn chứng” lề đảng”. Và tôi xin có ngay các dẫn chứng sau đây để khẳng định điều mình nói là có thật.

Thứ 6, Trên trang mạng X-café đã từng cho đăng tải thông tin này. Đó là cuốn Thành ngữ - Điển tích - Danh nhân Từ điển của tác giả Trịnh Vân Thanh (Trịnh Chuyết). Sách được Nhà Xuất bản Văn học xuất bản năm 2008. Các bạn có thể xem chi tiết giới thiệu về cuốn sách ở trang Sachhay.com. Ở trang 742, trong mục nói về Phan Bội Châu, các nhà soạn sách đã viết việc Phan Bội Châu bị bắt như sau: 

Năm 1925, nghe theo lời của Lý Thụy và Lâm Đức Thụ, Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức "Toàn thế giới bị áp bức nhược tiểu dân tộc", nhưng sau đó Lý Thụy và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để:

1 - Tổ chức lấy được một số tiền thưởng (vào khoảng 15 vạn bạc) hầu có đủ phương tiện hoạt động. 

2 - Gây một ảnh hưởng sâu rộng trong việc tuyên truyền tinh thần ái quốc trong quốc dân.




Ở đây phải nhìn nhận đây là cuốn sách được nhà xuất bản Văn học, nó thuộc nhà nước cộng sản Việt Nam. Nói cách khác, nó phải qua kiểm duyệt của đảng cộng sản và các cơ quan tuyên giáo, không lẽ họ bị “mù”? Không phải thế, họ nghĩ rằng việc đẳng tải như vậy với lý do “lấy tiền hoạt động, tuyên truyền cho phong trào” để nhằm tô hồng hình ảnh ông Hồ. Nhưng họ lại quên một điều rằng cụ Phan là nhà yêu nước chân chính, đâm sau lưng cụ chính là hành động hèn hạ và bỉ ổi. Hơn nữa việc đâm sau lưng này lại là giúp cho kẻ thù. Càng đáng lên án hơn về việc dùng kẻ thù để loại bỏ các nhà yêu nước khác của ông Hồ.

Thứ 7Hồ Chí Minh khi viết về cụ Phan Bội Châu và dùng bút hiệu Trần Dân Tiên có đoạn:

"Vừa nghiên cứu làm việc để sống, ông Nguyễn vẫn ra sức làm việc cho tổ quốc mình. Ông bắt đầu tổ chức đồng bào Việt kiều ở Trung Quốc. Tổ chức này gọi là Hội Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí…. Hoạt động của Hội Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí bắt đầu lan vào trong nước. Thực dân Pháp gián tiếp giúp đỡ rất nhiều". (đoạn trích trong sách: Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài – UNESCO … Hà Nội 1999). 

Như chúng ta đã biết khi dùng bút danh Trần Dân Tiên ca ngợi mình, ông Hồ đã lộ ra một câu mà chúng ta thấy bản chất của vấn đề. Tại sao lại có chuyện Thực dân Pháp gián tiếp giúp đỡ ở đây, giúp đỡ cái gì? Việc gì? Trong khi họ là kẻ thù lúc đó của dân tộc. Đó chính là việc nói tránh sự việc bán cụ Phan cho Pháp lấy tiền để củng cố tổ chức của Hồ Chí Minh.

Thứ 8, Một tác giả viết về Hồ Chí Minh quen thuộc được coi như "bạn" của đảng cộng sản là William J. Duiker dựa vào mối nghi ngờ của Phan Bội Châu để bác bỏ việc Hồ Chí Minh dính vào việc bán người. Duiker viết: 

"Chính Phan Bội Châu đã cho biết kẻ chỉ điểm cho Pháp bắt mình là Nguyễn Thượng Huyền. Thực ra, qua những dòng trong Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu chỉ cho biết được nghe nói như thế và tin theo chứ không hề xác định với bằng chứng nào. Sự việc này đã được sử gia Phạm Văn Sơn đề cập và cho rằng Phan Bội Châu nghi oan cho Nguyễn Thượng Huyền.Chính Nguyễn Thượng Huyền đã lên tiếng khi biết nội vụ vào dịp về Việt Nam – “khoảng năm 1965, cụ Nguyễn Thượng Huyền có về Việt Nam và đăng một bài cải chính nói rõ vụ việc trên tờ “Bách Khoa” số 73”. (Việt Sử Tân Biên – Phạm Văn Sơn – Sàigòn 1972 – Q.7, tr. 254, 229)

Như vậy, trong ba người được nêu tên liên hệ đến vụ bán người thì hai người đã lên tiếng. Nguyễn Thượng Huyền đối diện thẳng với vấn đề để chứng minh sự vô can của mình còn Lâm Đức Thụ, theo ghi nhận của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, đã khoe đó là thành tích do chính mình đạt được. Vào năm 1925, Lâm Đức Thụ là người thân tín của Hồ Chí Minh được dành cho vai trò lãnh đạo cao nhất của tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội nên không thể không bàn bạc với Hồ Chí Minh về mọi công việc. Như thế, nếu cụ Nguyễn Thượng Huyền là kẻ bán đứng Cụ Phan cho Pháp thì ắt hẳn đã bị Hồ Chí Minh lúc đó còn sống phản bác khi cụ Huyền khẳng định mình không bán cụ Phan. Chỉ có một lý do khiến Hồ Chí Minh phải im lặng đó là việc ông ta và Lâm Đức Thụ là kẻ chủ mưu.

Thứ 9, trong cuốn sách của tác giả cộng sản Liên Xô và được phát hành bởi đảng cộng sản Việt Nam - Ép-ghê-nhi Ca-bê-lépĐồng chí Hồ Chí Minh - Tập 2. Nxb Thanh niên - Hà Nội - 1985. có một đoạn đáng chú ý: 

Đồng chí Nguyễn (Lý Thụy) đã có những biện pháp để củng cố vị thế của mình trong tổ chức hội thanh niên yêu nước một cách khôn khéo. Người Pháp tưởng như câu được một con cá to nhưng không hẳn như vậy. Sự việc đó có lợi cho phong trào của đồng chí…”. 

Tuy không dám nói thẳng ra nhưng tác giả cộng sản này đã nói đến việc ông Hồ (Lý Thụy) củng cố phong trào cộng sản bằng việc dùng lừa người Pháp. Sự việc này cho thấy với bút danh Lý Thụy (trùng với thời điểm ông Hồ ở HongKong gặp cụ Phan) và cũng trùng với việc ông ta muốn củng cố hội của mình. Sự Việc này không gì ngoài việc nói đến bán đứng cụ Phan mà tác giả Liên Xô ám chỉ là "Con cá to".

Thứ 10ông Hà Huy Tập – một người cộng sản tiền bối và được đảng cộng sản trọng vọng trong văn bản gửi Quốc tế thứ 3 đề ngày 20-4-1935 như sau:

Trước và sau đại hội của đảng, một số đồng chí khi nói chuyện với nhau thường bàn về đồng chí Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ). Họ cho rằng Quốc chịu trách nhiệm về việc mật thám bắt hơn 100 hội viên đoàn thanh niên, bởi vì:

a) Quốc biết rõ Lâm Đức Thụ là một tên khiêu khích nhưng vẫn làm việc với hắn.

b) Quốc đã phạm sai lầm khi yêu cầu mỗi thanh niên nộp hai bức ảnh, ghi rõ tên thật, địa chỉ, tên cha mẹ, ông bà, cụ kỵ cùng với tên của từ 2 đến 10 người bạn.

c) Ở trong nước, ở Xiêm (Thái Lan) và ở trong tù, người ta vẫn còn bàn tán đến trách nhiệm của Quốc, trách nhiệm mà anh ta không dám chối.”

Theo Hà Huy Tập, Hồ Chí Minh đã sai lầm khi đòi hỏi những người gia nhập tổ chức phải khai rõ lý lịch, nộp hình ảnh và tin cậy Lâm Đức Thụ nên những tài liệu này rơi vào tay mật thám Pháp khiến hàng trăm người đã bị bắt. Việc ông Hồ biết Lâm Đức Thụ là gián điệp nhưng vẫn dung túng để cho ông ta gửi thông tin bắt bớ các đồng chí của mình chính là hành động thể hiện sự đồng mưu bán đứng những người yêu nước trong đó có cụ Phan cho Pháp.

Kết LuậnTrong khuôn khổ bài viết này tôi đã chứng minh cụ Phan Bội Châu là người yêu nước chân chính. Bằng các tài liệu trong và ngoài nước, lề đảng, trung lập và lề dân đều đưa đến một kết luân vững chắc việc ông Hồ bán đứng cụ Phan cho Pháp lấy tiền, thanh trừ đối thủ chính trị là có thật. Đây là một tội ác với người yêu nước. Ông Hồ chính là kẻ chủ mưu trong vụ án này!

Những sự thật không thể chối bỏ (phần 9) - Hồ Chí Minh và âm mưu Hán hóa toàn diện Việt Nam

Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Như chúng ta đã biết, hiện nay đảng cộng sản Việt Nam đang thực hiện chính sách “hèn với giặc Trung cộng, ác với nhân dân yêu nước Việt Nam”. Cụ thể là họ im lặng trước các hành động xâm lấn, bắt giữ ngư dân của Trung cộng. Đề ra luật biển làm một lá bùa mị dân, rồi chính họ cho công an đàn áp người biểu tình ôn hòa ủng hộ cái luật “ảo” đó. Ngoài ra là việc mất ải Nam Quan, thác Bản Giốc, Boxit Tây Nguyên, người Tàu tràn ngập Việt Nam… và gần đây là việc đảng cộng sản có chủ trương dạy tiếng Hoa trong trường học.
Vấn đề ở đây không phải mới, nhưng trước đến nay nhân dân ta quan niệm đó là lỗi của những thế hệ đảng viên sau này như: Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh… Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Trong khuôn khổ bài này tôi sẽ gửi tới bạn đọc âm mưu Hán hóa toàn diện bắt đầu từ ai.

Bài thơ tiếng Hán đầu tiên của Hồ Chí Minh

Như chúng ta đã biết, ở phần 2 và phần 4 tôi đã đề cập đến việc ông Hồ Chí Minh chỉ đạo việc bán nước (HS-TS) cho Trung cộng và thực hiện nhiều chính sách theo chủ trương của Trung cộng. Tuy nhiên để một âm mưu Hán hóa toàn diện lộ rõ thì cấn phải có một bài bổ sung đầy đủ chỉ ra âm mưu của ông Hồ và đảng cộng sản Việt Nam.

Quay trở lại phần 5 (Cải cách ruộng đất) tôi đã gửi đến bạn đọc 2 bức thư ông Hồ gửi Stalin về vấn đề xin vũ khí và báo cáo Cải cách ruộng đất. Trong đó có một bức thư ông Hồ ký bằng tiếng Hoa. Trong bài trước do links của viện lưu trữ Liên Bang Nga đang trong quá trình sửa chữa nên tôi đã gửi links từ trang diendannuocnga.net (được sự bảo trợ của sứ quán Việt Nam tại Nga) về bức thư đó. Nay xin gửi lại đường links từ viện lưu trữ liên bang Nga để bạn đọc tiện kiểm chứng: http://www.rusarchives.ru/evants/exhibitions/vietnam1/23.shtml

Trở lại vấn đề bức thư có chữ ký bằng tiếng Hoa của ông Hồ gửi Stalin. Từ trước tới nay chúng ta có 2 luồng ý kiến. Ý kiến thứ nhất coi ông Hồ là gián điệp của Trung cộng. Ý kiến thứ hai thiên về giả thuyết ông Hồ muốn chứng tỏ mức độ Hán hóa của mình. Về quan điểm cá nhân tôi, tôi đã nói ở những bài trước. Tôi chưa thiên về giả thiết ông Hồ là người Tàu vì tất cả chúng ta chưa có được kết luận chính xác như thử DNA. Tôi dùng bài này để khẳng định luồng ý kiến thứ hai của mình.

Cách đây không lâu trên tờ báo An ninh biên giới của quân đội nhân dân Việt Nam, số 15, trang 24 với tiêu đề: "Bài báo bằng thơ chữ Hán đầu tiên của Bác Hồ" của tác giả Phạm Duy Trưởng. Bài báo này đã được 1 blogger là một người lính cộng sản post lại các bạn có thể tham khảo tại links sau:


Trong đoạn đầu của bài báo có viết: "Nhờ sự giới thiệu của văn phòng Bát lộ quân ở Quế Lâm (TQ). Một buổi tối tháng 11 năm 1940, Nguyễn Ái Quốc mang bản thảo bài thơ làm bằng chữ Hán "Cứu Trung Quốc thị cứu tự kỷ" (Cứu Trung Quốc là tự cứu mình) đến số nhà 12, đường Thái Bình là nơi ở của tổng biên tập tờ "Cứu vong nhật báo" tên là Hạ Diễn. Đọc song bài thơ này Hạ Diễn rất thích, nhưng Hạ Diễn đề nghị người cầm về rồi gửi bằng đường bưu điện đến cho tòa báo để phòng khi bọn Quốc dân đảng lục soát thì Hạ Diễn có chiếc phong bì đã được đóng con dấu bưu điện mang ra đối phó. Từ đó Nguyễn Ái Quốc thường gửi bài đến tòa báo.

"Cứu vong nhật báo" là một tờ báo do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo trong thời kỳ chiến tranh chống Nhật, sáng lập ở Thượng Hải tháng 8 năm 1937, năm 1938 rời về Quảng Châu, đầu năm 1939 rời về Quế Lâm vào tháng 10 năm 1940 và trung tuần tháng 12 thì rời Quế Lâm. Nguyễn Ái Quốc đến Quế Lâm vào tháng 10 năm 1940 và trung tuần tháng 12 thì rời Quế Lâm. Trong thời gian đó, Người đã viết cho CỨU VONG NHẬT BÁO tám bài sau đây với bút danh là Bình Sơn:”

Như vậy ta có thể thấy, ông Hồ với bài báo đầu tiên của mình bằng tiếng Hán đã viết một bài thơ có tiêu đề "Cứu Trung Quốc là tự cứu mình". Ngay từ đầu bài chúng ta đã thấy rõ được tâm ý của ông Hồ giành cho Trung cộng. Tại sao cứu Trung quốc lại là tự cứu mình? Hay chăng ông Hồ tự coi Việt Nam đã là một phần máu thịt của Trung quốc nên ông ta mới nói vậy. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về bài thơ. Trong bài báo của tác giả Phạm Duy Trưởng có đoạn: 

"Tạp chí Hàn Nôm số 1 năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho đăng bài: "Cứu Trung Quốc thị cứu tự kỷ" đăng trên tờ "Cứu vong nhật báo" ngày mồng 4 tháng 12 năm 1940. Theo bài viết này, đây là bài thơ chữ Hán sớm nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo. Xin giới thiệu lại cùng bạn đọc nguyên văn bản chữ Hán, được Phác Can phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ:

Cứu Trung Quốc là tự cứu mình

Nhật Bản phát xít ở phương Đông,
Dã man cuồng bạo lại tàn hung. 
Vào Trung Hoa gây chiến xâm lược, 
Nhân dân Trung Quốc khổ vô cùng. 
Người thì bị giết, nhà bị thiêu, 
Núi đầy xương, đất đầy máu đỏ. 
Tàu bay, bom đạn, tránh làm sao? 
Đói rét, ốm đau, sống thật khó. 
Họ đang đấu tranh rất gian khổ, 
Giữ gìn dân chủ và hòa bình. 
Họ đang cần có người viện trợ, 
Họ đang cần được sự đồng tình. 
Giặc Nhật tấn công cả thế giới, 
Là kẻ thù chung toàn nhân loại. 
Mau đứng lên mà giúp Trung Hoa, 
Anh chị em Việt Nam ta hỡi! 
Ra sức giúp cho người Trung Quốc, 
Trung Việt khác nào môi với răng. 
Nhớ rằng môi hở thì răng buốt, 
Cứu Trung Quốc là tự cứu mình.

Bình Sơn
4- 12- 1940

Theo như bài thơ thì chúng ta có thể nhận thấy xuyên suốt một bài thơ ông Hồ toàn kể khổ hộ nhân dân “Trung hoa anh em” mà không hề nhắc đến những lầm than của dân tộc Việt Nam nơi quê nhà. Thậm chí ông ta còn kêu gọi nhân dân Việt Nam đang oằn mình trong đói khổ, chiến tranh phải "giúp đỡ" nhân dân Trung Hoa. Và ông Hồ còn ca ngợi tình thần “Môi hở răng buốt” của kẻ thù ngàn năm với dân tộc Việt Nam. Đến câu cuối cùng ông ta lại lặp lại nội dung của tiêu đề bài thơ "Cứu Trung Quốc là tự cứu mình".

Xét thời điểm năm 1940, đất nước Việt Nam còn trong ách thống trị của Pháp, trăm bề khổ sở. Một người Việt Nam thực sự yêu nước như cách đảng cộng sản tuyên truyền không thể bày tỏ ý kiến của mình bằng một bài thơ vô cảm với dân tộc mình trong khi đó thương cảm dân tộc vốn là kẻ thù của dân tộc ta. Điều này cho thấy 3 ý: Khẳng định thêm việc ông ta đi khỏi bến Nhà Rồng không vì lòng yêu nước, ông ta chỉ đi kiếm ăn cho bản thân, đến năm 1940 ông ta cũng chưa hẳn đã yêu nước như đảng cộng sản ca ngợi. Ông Hồ ủng hộ Trung cộng chính là ủng hộ ý thức hệ cộng sản. Và quan trọng hơn cả ông Hồ đã bày tỏ tình yêu của mình giành cho Trung cộng trong bài thơ với một tình cảm còn dạt dào hơn gấp vạn lần giành cho Việt Nam. Hay nói cách khác ông Hồ đã tự cho mình và Việt Nam là một phần không thể tách rời của nước mẹ Trung Hoa.Thật đúng như ông nhà thơ Tố Hữu đã nói: “Bên kia biên giới là nhà, bên đây biên giới cũng là quê hương”.

Kết luận: Qua bài thơ đầu tiên bằng tiếng Hán của mình ông Hồ đã bày tỏ tình cảm nồng nàn của mình với nước mẹ Trung Hoa trong bối cảnh dân tộc đang lầm than khổ cực. Tình yêu của ông Hồ giành cho Trung cộng chính là bước thể hiện đầu tiên cho âm mưu Hán hóa của ông ta sau này.

Cổ vũ Hán hóa và làm chư hầu cho Trung cộng: 

Đất nước Việt Nam, giang sơn Việt Nam là của toàn dân, của hơn 80 triệu người Việt Nam, con cháu của Bà Trưng, Bà Triệu... đã đổ nhiều máu xương hàng 4 ngàn năm mới có được sự độc lập với giặc Tàu, nhưng ông Hồ và đảng của ông ta can tâm tiến hành cuộc Hán hóa cho dân tộc ta, phản bội lại những gì cha ông đã dày công xây dựng.

Việc ông Hồ, ông Đồng bán đảo HS-TS cho Trung cộng lấy vũ khí chỉ là một trong những hành động bán nước để âm mưu quyền lực, làm chư hầu cho Trung cộng. Nhưng sự việc càng nghiêm trọng hơn khi họ chủ trương Hán hóa toàn diện dân tộc ta bằng những quyết định kinh hãi.

1. Việt Minh kêu gọi dùng tiếng Hoa và bỏ chữ quốc ngữ: 

Tờ nhật báo “Tiếng Dội” số 462, năm thứ 3, 1951, Âm lịch 22 tháng Bảy năm Tân Mão, giá bán 1 đồng, của Chủ nhiệm Trần Chí Thành tự Trần Tấn Quốc, Tòa soạn, Quản lý 216 đường Gia Long Sài Gòn, có bài mang tựa đề “Việt Minh vận động cho Việt Nam làm chư hầu Trung Quốc”, cho in nguyên văn một tờ truyền đơn do Trường Chinh ký như sau:

ỦY BAN HÀNH CHÍNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
NĂM THỨ VII 
TỔNG THƯ KÝ ĐẢNG LAO ĐỘNG VN 
SỐ: 284/LĐ ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC 

Hỡi đồng bào thân mến!

Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào!

Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế?

Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối Âu Tây ấy - một cách viết rõ ràng có mau thật đấy - và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.

Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta - mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế - có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không? Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi!

Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Đế quốc phương Tây đem qua xứ ta!

Ta hãy bỏ nhà bảo sanh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu!!!!

Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa học, phát minh v.v...

Ta hãy quét sạch lũ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân!

Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân”.

Trường Chinh
Tổng thư ký đảng Lao Động

Đây là một văn bản cho thấy đảng cộng sản chủ trương bán nước và Hán hóa dân tộc, kêu gọi làm chư hầu rõ rệt nhất cho Trung cộng. Việc này là một sự cho thấy rõ nét âm mưu Hán hóa của đảng cộng sản trong vô vàn hành động khác. Tuy nhiên sẽ có nhiều ý kiến cho rằng sự có mặt của sắc lệnh kêu gọi kia chỉ là một thứ bịa đặt nhằm bôi nhọ đảng cộng sản. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này tôi đã có những bằng chứng khẳng định sự có mặt của văn bản do Trường Chinh ký là thật.

Đầu tiên, số báo Tiếng Dội này nằm trong Thư Viện tiếng Việt thuộc Bảo Tàng Viện Anh Quốc (British Museum - London). Bạn đọc hoàn toàn có thể kiểm chứng. Chúng ta cũng phải nhìn nhận về tờ báo Tiếng Dội như sau. Các văn bản, bài báo được lưu trữ trong văn khố của các nhà nước có tiến bộ như Anh, Mỹ, Pháp… đều là những tác phẩm có giá trị về mặt nội dung cũng như sự thật lịch sử được nghiên cứu và chọn lọc kỹ lưỡng. Sự việc được lưu trữ trong văn khố của viện bảo tàng nước Anh cho thấy tính xác thực của bài báo nói trên trong tờ báo Tiếng Dội. Đó là bằng chứng đầu tiên cho thấy sự tồn tại sắc lệnh của ông Trường Chinh là có thật.

Thứ 2, Hiện nay tại Trung tâm lưu giữ quốc gia I, Việt Nam có một văn bản lưu giữ như nội dung bài báo Tiếng Dội cho đăng. Văn bản này được lưu giữ trong kho văn thư trước năm 1945 của đảng cộng sản Việt Nam. Văn bản tuy mất một phần dưới góc do yếu tố thời gian không thể thấy được chữ ký của ai nhưng trên đầu của sắc lệnh ghi rõ do đảng Lao động Việt Nam (tên khác của đảng cộng sản) ban hành. Việc không thấy chữ ký của ai không quan trọng lắm vì nó có ghi rõ là của đảng Lao động và được trung tâm lưu trữ quốc gia lưu trữ nên nó không thể vô giá trị. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại trung tâm lưu trữ quốc gia về sắc lệnh kêu gọi nói trên.

Thứ 3, Sẽ là thiếu sót nếu chỉ có 2 bằng chứng trên đây để khẳng định việc tồn tại sắc lệnh kêu gọi của ông Trường Chinh là sự thật. Thêm bằng chứng sau đây sẽ khẳng định chắc chắn về điều đó với bạn đọc. Vì đảng cộng sản hay có thói quen thủ tiêu bằng chứng về tội ác và sai lầm của mình nên thêm một nguồn tài liệu có thể khẳng định điều này. Trong cuốn sách của tác giả Hà Cẩn (Viện văn học Trung quốc) có một cuốn sách được in năm 1997 và tái bản năm 2000 với tiêu đề tạm dịch sang tiếng Việt: Mao chủ tịch của tôi” bởi nhà Xuất bản Trung ương Trung quốc. Cuốn sách dày 438 trang có đoạn trang 126 nói về quan hệ với Việt Nam. Đoạn đó có đoạn tạm dịch như sau:

“Mao chủ tịch đánh giá việc Việt Minh đã từng muốn dùng tiếng Trung Quốc thay cho chữ quốc ngữ Việt Nam là một hành động cho thấy trước sau gì Việt Nam sẽ thuộc về chúng ta, ít nhất là về văn hóa”.

Từ đoạn này chúng ta có thể thấy Mao đã biết chủ trương dùng tiếng Hoa của Việt Minh (lúc đó mang tên đảng Lao động Việt Nam). Thời điểm tác giả Hà Cẩn nêu trong cuốn sách của mình là lúc Mao vẫn chỉ gọi đảng cộng sản Việt Nam là Việt Minh trùng khớp với thời điểm và cách dùng trong quy phạm của sắc lệnh kêu gọi của Trường Chính đòi nhân dân Việt Nam học tiếng Hoa.

Thứ 4, Bản thân con người của Trường Chinh là một con người có tư tưởng thân Trung cộng và là người vâng lời ông Hồ Chí Minh gần như tuyệt đối. Ông ta là người tích cực nhất trong vụ cải cách ruộng đất mà ông Hồ học từ Trung cộng. Việc thực thi một cách chặt chẽ các chủ trương của Tàu và ông Hồ đã biến ông Chinh thành một tên tội đồ trong CCRĐ. Điều này khác hẳn với tư tưởng của ông Duẩn trong việc quan hệ với Trung cộng. Rõ ràng ngay cả bản chất con người ông Chinh cũng cho thấy ông ta yêu Trung cộng như lãnh tụ của ông ta.

Kết luận: Sắc lệnh kêu gọi của Trường Chinh thể hiện dã tâm biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung cộng của đảng cộng sản Việt Nam.

2. Ai là kẻ chỉ đạo Trường Chinh? 

Như chúng ta đã biết, ông Hồ là người chỉ đạo ông Đồng trong việc bán HS-TS. Ông Hồ cũng nhận chủ trương của Tàu về việc CCRĐ mà người thực hiện là ông Chinh. Trong vụ việc ra sắc lệnh kêu gọi nhân dân ta phải học tiếng Hoa có bàn tay không nhỏ của ông Hồ.

Trong phần đầu tiên chúng ta thấy ông Hồ đã viết một bài thơ ca ngợi Trung cộng và tha thiết thương nhân dân Trung cộng như thương bản thân ông ta. Vậy thì không có lý do gì để một người luôn coi “Bác Mao luôn đúng” và “yêu Trung Quốc là yêu mình” như ông Hồ không chỉ đạo ông Chinh ra sắc lệnh đó. Đó là xét yếu tố con người và tư tưởng.

Xét về mặt chính trị thì ông Hồ là người đứng đầu của tổ chức đảng Lao động, ông ta vạch ra cương lĩnh làm việc từ CCRĐ… theo lệnh của Trung cộng. Rõ ràng việc đưa ra sắc lệnh kêu gọi phải do chủ trương của ông Hồ hoặc chí ít ông Hồ cũng phải đồng ý thông qua. Chúng ta thấy việc nhãn tiền đó là ông Trường Chinh vẫn ký tên là Tổng thư Ký. Việc một tổng thư ký tự ra một sắc lệnh kêu gọi toàn dân từ bỏ tiếng quốc ngữ là một điều không tưởng. Một nước dân chủ tự do cũng không thể có chuyện đó. Huống hồ đây lại là ở một đảng độc tài kín kẽ, quyền lực nằm trong tay bộ chính trị cũng như ông Hồ lúc đó. Bằng chứng rõ nét nhất về sự lép vế của ông Chinh đó là việc ông này là vật thế thân cho ông Hồ trong thảm trạng CCRĐ như đã chứng minh trong phần 5. Trong các bài viết trước tôi cũng đã chứng minh vai trò đứng đầu của ông Hồ cho đến khi ông ta bị mất dần quyền lực từ năm 1963 vào tay phe cánh ông Lê Duẩn. Vậy thì trách nhiệm chính trị của ông ta trong sắc lệnh kêu gọi của ông Trường Chinh là hoàn toàn to lớn và rõ rệt.

Ngoài ra, còn một điểm đáng lưu ý ông Hồ có nhiều tuyên bố cho thấy bản thân ông ta không thương yêu dân tộc Việt Nam. Tự coi Việt Nam là một phần của Trung cộng.

Trong thư đề ngày 06-6-1938 gửi Lê Nin. “Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó, hay là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi một việc làm gì mà theo đồng chí cho là có ích? (Trích Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3 trang 90- Sách của đảng cộng sản Việt Nam). Bạn đọc có thể thấy cung cách của một người xin việc của ông Hồ với thế giới cộng sản. Điều này cho thấy ông Hồ không yêu thương dân tộc như ông ta và đảng cộng sản thường tự rêu rao. Một người như vậy ắt hẳn sẽ có tư tưởng Hán hóa vì Trung quốc là cộng sản đàn anh trong mắt của Hồ Chí Minh.

Cũng cần phải nhắc lại ngày 31-10-1952, ông Hồ viết: “Đồng chí Stalin kính mến, tôi gởi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của đảng Lao Động Việt Nam (tên của đảng cộng sản lúc bấy giờ). Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi và Van szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này”. (Tôi đã trích nội dung thư ở phần 5 – CCRĐ có hình ảnh chụp bức thư và links đi kèm). Nội dung đoạn thư này, ông Hồ không hề coi tập thể người Việt Nam là đồng bào ông ta, mạng sống của người dân Việt sẽ tùy thuộc vào lời phê chuẩn của Stalin và của cố vấn Trung cộng trong cái gọi là CCRĐ sau này nhân dân ta phải đón nhận.

Kết luận chung:

Việc bán nước trong thân phận chư hầu của ông Hồ và đảng cộng sản đã là một tội lớn. Nhưng việc Hán hóa toàn diện Việt Nam thì lại đẩy thêm một bước nữa đến đỉnh điểm của tội lỗi với dân tộc Việt Nam. Bức sắc lệnh của ông Trường Chinh và vai trò của ông Hồ trong vụ việc này càng thêm minh chứng cho sự thật: Ông Hồ không yêu dân tộc Việt Nam mà chỉ muốn biến dân tộc Việt Nam thành một tỉnh của Trung cộng!